Việc thông qua dự luật gây tranh cãi được xem là động thái mở đường cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra về nước sau khoảng thời gian dài sống lưu vong và có khả năng đẩy xứ Chùa Vàng lâm vào tình trạng bất ổn.
Tại cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện,ínhtrườngTháiLanlạinósố liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia slovakia gặp đội tuyển bồ đào nha đảng Dân chủ đối lập tẩy chay và cho rằng dự luật này chủ yếu nhằm "chạy tội" cho ông Thaksin - anh trai của Thủ tướng đương nhiệm. Ông Thaksin trước đó đã bị kết án 2 năm tù với tội danh tham nhũng, nhưng vắng mặt vì đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Mặc dù còn chờ Thượng viện thông qua, nhưng dự luật ân xá ngay lập tức đã châm ngòi cho làn sóng biểu tình phản đối của phe đối lập và người dân Thái Lan. Đảng Dân chủ đã chứng tỏ khả năng tập hợp quần chúng khi nhanh chóng huy động 30.000 người tham gia biểu tình để phản đối quyết định của Hạ viện. Hình ảnh phe "Áo đỏ", "Áo vàng" một thời tràn ngập thủ đô Bangkok khiến chính trường tê liệt lại tái hiện. Nhiều người lo ngại rằng trong những tuần tới, các cuộc biểu tình chống chính phủ sẽ phủ mây đen lên đời sống chính trị và xã hội Thái Lan, nhất là khi ông Thaksin có ý định về nước.
Rõ ràng, quyết định thông qua dự luật ân xá để mở đường cho ông Thaksin trở về là một thử thách rất lớn đặt ra đối với chính phủ hiện nay. Bà Yingluck sẽ xử lý vấn đề này như thế nào để vừa tìm lối thoát chính trị cho anh trai, vừa đảm bảo quyền lực vẫn trong tầm kiểm soát? Câu hỏi chưa thể có lời giải nếu nhìn lại lịch sử Thái Lan những năm gần đây. Từng là một nhà lãnh đạo dân sự thành công nhất lịch sử xứ Chùa Vàng, ông Thaksin bị lật đổ năm 2006 khi ông đang có chuyến công du đến New York (Mỹ).
Sau đó, năm 2008, ông bị xử án vắng mặt với tội danh tham nhũng. Dù phải sống lưu vong, nhưng ông Thaksin vẫn có thể áp đặt ảnh hưởng của mình đối với chính trường trong nước. Năm 2010, ông hậu thuẫn về tài chính cho các cuộc biểu tình đường phố để lật đổ chính phủ do đảng Dân chủ lãnh đạo, mở đường cho bà Yingluck và đảng Puea Thai thắng cử và lên nắm quyền năm 2011.
Điều đáng nói là ông Thaksin đã giúp Thủ tướng Yingluck xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giới lãnh đạo quân đội đầy thế lực. Ông còn gián tiếp giành được hàng loạt thành công trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua một số dự luật, ví dụ như kế hoạch đầu tư 65 tỷ USD để cải tạo cơ sở hạ tầng đang xuống cấp nhanh chóng của Thái Lan và một đề án bầu cử Thượng viện.
Sau những động thái mang tính "dọn đường", thời điểm dường như đã chín muồi để ông Thaksin lên đường về nước. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế là ông Thaksin vẫn gây nhiều sóng gió trên chính trường và chia rẽ trong xã hội Thái Lan. Vì thế, mối đe dọa lớn nhất mà dự luật ân xá phải đối mặt sẽ đến từ tòa án và đường phố. Nguy cơ bạo lực tái bùng phát như năm 2008 đang dần hiện hữu, và có thể lan rộng ra khắp nước nếu ông Thaksin quyết định hồi hương.
Bấy lâu nay, việc ông Thaksin có trở về hay không đã trở thành vấn đề rất nhạy cảm, khiến chính trường và xã hội xứ Chùa Vàng có thể nhanh chóng lâm vào bất ổn. Sau khi Hạ viện thông qua dự luật ân xá, chính phủ nước này sẽ có rất nhiều việc phải làm để kiểm soát tình hình. Trong bối cảnh đó, không ai đảm bảo được rằng bạo lực không bùng phát và lan rộng.
Thái Lan đang đối mặt với một tương lai chính trị đầy bất ổn và chia rẽ mà hậu quả nhãn tiền là tình trạng "chảy máu" về vốn đầu tư nước ngoài. Giờ đây, "bóng" đã được "đá" sang "sân" của Tòa án Hiến pháp. Nếu tòa ra phán quyết bác bỏ dự luật ân xá, người ủng hộ ông Thaksin sẽ xuống đường, và ngược lại. Tiến trình chính thức hóa dự luật gây tranh cãi này sau khi Hạ viện đã thông qua sẽ còn khiến chính trường Thái Lan căng thẳng trong thời gian tới.
P. Thùy