当前位置:首页 > Thể thao

【đội hình rb leipzig】Ngân sách nhà nước 2014: Điều hành linh hoạt, đảm bảo an toàn tài chính

NSNN vẫn phải duy trì chi đầu tư phát triển ở mức cao để xây dựng các công trình hạ tầng

NSNN vẫn phải duy trì chi đầu tư phát triển ở mức cao để xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng của quốc gia. Ảnh: T.L

Quản lý nợ công ngày càng đi vào nề nếp

TheânsáchnhànướcĐiềuhànhlinhhoạtđảmbảoantoàntàichíđội hình rb leipzigo Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN 2014 của Kiểm toán Nhà nước (KTNN), chất lượng và hiệu quả công tác quản lý nợ công trong năm 2014 đã từng bước được tăng cường. Theo đó, Chính phủ đã điều hành vay và trả nợ theo Nghị quyết của Quốc hội. Các chỉ tiêu nợ công năm 2014 so với GDP trong phạm vi giới hạn Quốc hội cho phép; các nghĩa vụ nợ của Chính phủ được thực hiện đầy đủ, đúng hạn; tỷ trọng nợ trong nước của Chính phủ tăng (chiếm tỷ lệ 55,65% so với năm 2013 là 50%).

Chính phủ đã chủ động kéo dài kỳ hạn phát hành trái phiếu trong nước nhằm giảm dần áp lực trả nợ ngắn hạn và giảm dần đảo nợ; việc huy động và sử dụng nợ công chủ yếu tập trung cho đầu tư phát triển (ĐTPT). Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu NSNN năm 2014 là 13,53% (giới hạn là 25%); công tác giám sát, thống kê, tổng hợp nợ công của Bộ Tài chính được tăng cường và dần đi vào nề nếp.

Bên cạnh đó, kết quả kiểm toán cũng cho rằng, nợ công và công tác quản lý nợ công vẫn còn một số hạn chế, tồn tại như danh mục nợ công chưa đầy đủ các khoản nợ của Chính phủ, công tác tổ chức quản lý nợ công phân tán, thiếu sự đối chiếu, thống nhất trước khi tổng hợp, lập báo cáo; ghi thu, ghi chi vốn vay nước ngoài chưa kịp thời, đúng niên độ…

Trước những đánh giá này, Bộ Tài chính đã có những giải trình cụ thể về từng vấn đề được nêu. Theo Bộ Tài chính, nợ công đã được tổng hợp theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Trong đó, các khoản mục mà KTNN nêu như nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ ứng trước dự toán chi đầu tư xây dựng nhiều năm chưa thu hồi, nợ bù đắp chênh lệch lãi suất và phí quản lý của 2 ngân hàng chính sách không hẳn là nợ của Chính phủ và chưa được quy định trong phạm vi nợ công. Nợ của doanh nghiệp có vốn nhà nước và nợ của Ngân hàng Nhà nước cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý nợ công.

Về hạn chế trong công tác tổng hợp, lập báo cáo nợ công, Bộ Tài chính cho biết, với nhiều đơn vị tham gia, việc phối hợp giữa các đơn vị còn chưa chặt chẽ là nguyên nhân của một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nợ công hiện nay. Cụ thể như: Việc tổng hợp số liệu báo cáo mất nhiều thời gian tra soát, đối chiếu, số liệu tổng hợp còn sai sót hoặc chưa thống nhất; việc xây dựng báo cáo tổng hợp về nợ công, bản tin về nợ công mất nhiều thời gian và còn phải điều chỉnh nhiều lần.

Bội chi tăng do giải ngân tăng, GDP thấp hơn dự toán

Trong báo cáo kiểm toán, KTNN nhận định số bội chi năm 2014 (260.145 tỷ đồng) đã vượt so với số Quốc hội quyết định và không giảm so với tỷ lệ bội chi năm 2013 là 6,6%. Hơn nữa, bội chi năm 2014 đã lớn hơn chi ĐTPT.

Giải trình về vấn đề này, Bộ Tài chính cho biết thẩm quyền quyết định dự toán chi ĐTPT và số bội chi NSNN hằng năm thuộc Quốc hội. Dự toán bội chi NSNN năm 2014 là 224.000 tỷ đồng, ngân sách bố trí cho chi ĐTPT là 163.000 tỷ đồng. Quyết toán bội chi là 260.145 tỷ đồng, chi ĐTPT là 259.236 tỷ đồng. Như vậy, ngay từ khâu bố trí dự toán đầu năm đã cho thấy bội chi cao hơn chi ĐTPT, do phải bố trí một phần trong cân đối NSNN cho chi trả nợ. Thực ra, bản chất của chi trả nợ chính là chi trả cho các khoản chi ĐTPT đã được bố trí trong ngân sách từ các năm trước.

Năm 2014, bội chi tăng thêm so với dự toán 36.145 tỷ đồng, tăng so với bội chi quyết toán năm 2013 chủ yếu là do giải ngân ODA tăng thêm 36.952 tỷ đồng so với dự toán, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án. Đồng thời, nhờ thực hiện tiết kiệm chi được 807 tỷ đồng, nên bội chi chỉ tăng so với dự toán 36.145 tỷ đồng. Ngoài ra, số GDP năm 2014 thực tế thấp hơn dự toán, chỉ đạt 3.937.856 tỷ đồng (dự toán 4.228.900 tỷ đồng), nên cũng làm tỷ lệ bội chi trên GDP tăng lên.

Theo Bộ Tài chính, năm 2014 là một năm NSNN khó khăn. Điều hành ngân sách trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận, tăng trưởng thấp hơn dự kiến; tích luỹ nền kinh tế còn nhỏ, khả năng huy động đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài NSNN còn hạn chế trong khi vẫn phải duy trì chi ĐTPT ở mức cao để xây dựng các công trình hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế…) quan trọng của quốc gia, có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế xã hội.

Vì vậy, một số năm trong giai đoạn 2011 – 2015, Chính phủ đã chủ động điều hành bội chi NSNN theo hướng linh hoạt, báo cáo Ban chấp hành Trung ương và trình Quốc hội chấp thuận mức bội chi cao ở một số thời điểm để có thêm nguồn lực cho chi ĐTPT. Tuy nhiên, các giới hạn về an toàn tài chính quốc gia vẫn được đảm bảo, cụ thể như nợ công vẫn trong giới hạn cho phép./.

Theo báo cáo của KTNN, dư nợ công đến 31/12/2014 là 2.284.882 tỷ đồng, bằng 58,02% GDP. Trong đó, nợ Chính phủ là 1.826.777 tỷ đồng, bằng 46,4% GDP, chiếm 79,95% nợ công; nợ được Chính phủ bảo lãnh 422.640 tỷ đồng, chiếm 18,5% nợ công; nợ chính quyền địa phương 35.465 tỷ đồng, chiếm 1,55% nợ công.

H.Y

分享到: