Hoạt động khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng. Ảnh: K.Q |
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì,ẩnbịmỏvậtliệuxâydựngthicôngđườngcaotốcTânPhúti so bong da blu phối hợp với UBND các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với 7 mỏ khoáng sản, vật liệu xây dựng và chuẩn bị các thủ tục cần thiết để đảm bảo đủ điều kiện cấp phép khai thác sau khi cơ quan thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tưthực hiện Dự ánđường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc.
Theo đó, 4 vị trí mỏ khoáng sản, vật liệu xây dựng nằm tại huyện Đạ Huoai, còn 3 vị trí còn lại nằm tại huyện Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc. Vật liệu xây dựng chính là đất san lấp, đá xây dựng và cát xây dựng.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát, đề xuất điều chỉnh công suất của một số mỏ vật liệu xây dựng đã cấp phép trên địa bàn tỉnh (ngoài các mỏ vật liệu xây dựng dự trữ cho đường cao tốc nêu trên), nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, khoáng sản cho nhu cầu đầu tư, xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Sau khi hoàn thành việc khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng phục vụ thi công đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo đề xuất UBND tinth xử lý đối với các mỏ này, đảm bảo phù hợp theo quy định và tình hình thực tế.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục triển khai thực hiện việc cấp mới hoặc gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng tại khu vực liên quan đến tuyến đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc để khắc phục tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu xây dựng phục vụ công tác đầu tư, xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội tại các địa phương, đảm bảo quyền lợi, lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tại văn bản số 2673 (ngày 27/8/2021), để chuẩn bị các điều kiện cần thiết, đáp ứng các yêu cầu theo quy định để cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho nhà đầu tư nhằm chủ động, cung cấp kịp thời, đầy đủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ thi công Dự án đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc đảm bảo đúng tiến độ, cơ quan này đề nghị UBND các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ khoáng sản chưa khai thác tại 7 vị trí dự kiến cấp giấy phép hoạt động khoáng sản cho nhà đầu tư để cung cấp nguyên vật liệu xây dựng đường cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, lấn chiếm, sử dụng đất trái phép theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện các quy định, trình tự báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng nhằm đảm bảo các yêu cầu, điều kiện theo quy định để cấp phép cho nhà đầu tư.
Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương kể trên rà soát nguồn gốc đất (tổ chức, cá nhân đang quản lý, sử dụng), hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng, các quy hoạch liên quan của địa phương, chồng lấn dự án khác, cơ sở hạ tầng (đường giao thông hiện hữu, dự kiến, đường điện, nhà cửa, kho tàng…) và các nội dung liên quan đến 7 vị trí nêu trên báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/9/2021 để tổng hợp.
Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả - Lâm Đồng chủ động liên hệ chính quyền các địa phương, đơn vị liên quan, cơ quan chức năng để làm việc, nắm các thông tin, số liệu cần thiết liên quan đến vị trí dự kiến cấp phép, nguồn nguyên vật liệu xây dựng hiện có trên các địa bàn (các mỏ đã được cấp phép); xây dựng phương án cung cấp, sử dụng nguồn nguyên vật liệu xây dựng (dự báo nhu cầu, dự kiến thời gian sử dụng, nguồn cung cấp từng loại sản phẩm…) gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường để nắm thông tin, kịp thời báo cáo UBND tỉnh.