Đề nghị bỏ kiểm tra hơn 500 mặt hàng dược liệu Để cải tiến,ộYtếđềnghịkiểmtrachuyênngànhvớidượcliệunhậptheodạnghoaquảkhôlichthidau bongdahomnay cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK, Bộ Y tế đề nghị bỏ thủ tục kiểm tra, kiểm dịch động vật, thực vật đối với các mặt hàng là danh mục dược liệu thuộc danh mục 5 trong Thông tư 45/2016/TT-BYT. Theo tìm hiểu của phóng viên, danh mục 5 thuộc Thông tư 45 kể trên có hơn 500 mặt hàng dược liệu với nhiều cái tên quen thuộc như: Actisô; củ bình vôi; cam thảo; chè vằng; chè dây; ý dĩ… Ngoài đề xuất trên, Bộ Y tế cũng đề nghị bổ sung kiểm tra đối với một số loại dược liệu được nhập khẩu dưới hình thức hoa quả khô. Theo Bộ Y tế, hiện nay, nhiều loại dược liệu được nhập vào Việt Nam dưới dạng hoa quả khô. Trong khi đó, hoa quả khô nhập khẩu không kiểm soát chặt chẽ như nhập khẩu dược liệu nên đã xuất hiện rất nhiều dược liệu không có nguồn gốc được nhập vào Việt Nam. Vì vậy, Bộ Y tế cho rằng cần ban hành danh mục dược liệu và hoa quả khô quản lý chuyên ngành theo quy định về nhập khẩu dược liệu để tránh tình trạng lợi dụng nhập dược liệu núp bóng hoa quả khô… Tiết kiệm được hơn 3.100 tỷ đồng Theo Bộ Y tế, để cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành, Bộ đưa 4 nhóm hàng hóa, dịch vụ không thực hiện kiểm tra chuyên ngành, không thực hiện kiểm tra chất lượng tại cửa khẩu gồm: Thuốc, nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả dược liệu); trang thiết bị y tế; chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; mỹ phẩm. Ngoài ra, Bộ Y tế đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Nghị định số 15 đã thay đổi cơ bản về phương thức quản lý an toàn thực phẩm, cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho DN sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Bộ Y tế cho rằng, Nghị định 15 đã miễn hoàn toàn thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với 5 nhóm sản phẩm gồm: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng trong chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Theo đó, ít nhất 95% số mặt hàng không cần qua kiểm tra giảm do chỉ kiểm tra xác suất tối đa 5% tổng số mặt hàng thuộc đối tượng kiểm tra giảm. Trong khi đó số mặt hàng được áp dụng kiểm tra giảm là sau 3 lần kiểm tra thường và các mặt hàng được sản xuất tại các cơ sở có chứng nhận GMP, HACCP… Số mặt hàng phải áp dụng kiểm tra chặt tối đa 2% (tùy vào cảnh báo). Như vậy, ước tính số mặt hàng không phải kiểm tra nhà nước vào khoảng 90-95% tùy thuộc vào cảnh báo và số lượng mặt hàng đạt 3 lần nhập khẩu liên tiếp. Đồng thời bổ sung thêm các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm bao gồm: Sản phẩm là quà tặng, quà biếu trong định mức miễn thuế nhập khẩu; Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; Sản phẩm nhập khẩu chỉ để sản xuất, gia công nội bộ trong cơ sở; Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm. Về cắt giảm đối tượng phải thực hiện thủ tục hành chính, Bộ Y tế tính toán lĩnh vực quảng cáo giảm khoảng 90%, công bố sản phẩm giảm 90%, kiểm tra nhà nước giảm 90%, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện giảm 72%. Tổng chi phí thời gian tiết kiệm được do cắt giảm thủ tục hành chính 7.754.650 ngày công, với số tiền chi phí tiết kiệm 3.107.5 tỷ đồng. Về phương thức quản lý an toàn thực phẩm, Nghị định 15 cho phép DN tự công bố sản phẩm. Theo đó, tất cả sản phẩm phải được công bố trước khi lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, có 3 nhóm sản phẩm: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, phụ gia thực phẩm hỗn hợp (phụ gia thực phẩm có chức năng công nghệ mới, phụ gia chưa nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế) phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường. Các sản phẩm khác, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự công bố và thông báo cho UBND tại địa phương… Ngoài ra, Nghị định 15 giúp mở rộng việc miễn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thu gọn quản lý về quảng cáo thực phẩm; quy định rõ về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm… |