时间:2025-01-26 00:29:22 来源:网络整理 编辑:Thể thao
BHYT đã mang lại cơ hội điều trị cho nhiều người bệnh. Ảnh: H.HảiLuật BHYT sửa đổi quy định n keo cai hom nay
BHYT đã mang lại cơ hội điều trị cho nhiều người bệnh. Ảnh: H.Hải
Luật BHYT sửa đổi quy định người dân muốn mua thẻ BHYT phải đăng ký theo hộ gia đình. TheảohiểmytếhộgiađìnhDâncóchịuthiệkeo cai hom nayo đó, người thứ nhất đóng tối đa bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt là 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ người thứ 5 trở đi mức đóng bằng 40% của người thứ nhất.
Theo Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), quy định này sẽ khắc phục tình trạng cấp trùng thẻ BHYT, hạn chế tình trạng chỉ có người ốm mới tham gia BHYT, bảo đảm sự chia sẻ ngay trong hộ gia đình.
Thực tế sau gần 2 tuần triển khai bán thẻ BHYT theo hộ gia đình, nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quy định này. Có người thì phàn nàn bản thân khỏe mạnh nên không có nhu cầu mua thẻ mà chỉ muốn mua thẻ cho người ốm yếu trong gia đình. Việc bỏ ra tiền triệu mua thẻ BHYT cho 4 thành viên trong một gia đình với nhiều người thấy “tiếc”.
Thế nhưng, nhiều hộ gia đình đang có người mắc các bệnh mãn tính, khi đăng kí thẻ mới cho bệnh nhân, biết phải mua theo hộ gia đình cũng đã sẵn sàng đăng kí để có thẻ sớm nhất.
Chị Nguyễn Thị Hoài (Yên Nghĩa, Hà Đông, Hà Nội) phát hiện suy thận độ 3B và phải chạy thận gần 1 năm nay. Chị cho biết, nếu không có thẻ BHYT chị chắc chết vì không thể gánh được tiền chi phí điều trị. Chị cũng từng chứng kiến bệnh nhân không có tiền lại chẳng có thẻ BHYT, bị suy thận chỉ đến bệnh viện lọc máu vài lần rồi xin về vì tiền hết.
Chị Hoài cho biết, một tháng trung bình một bệnh nhân phải chạy thận 12 -13 lần với chi phí khoảng 7 triệu đồng. Nhưng nhờ có BHYT thanh toán 80%, mỗi tháng chị phải đồng chi trả 1,4 triệu.
“Với thu nhập phập phù từ lao động tự do, nếu không có thẻ BHYT làm sao tôi “gánh” được chi phí điều trị. Vì ốm yếu nên hàng năm tôi đều mua thẻ BHYT cho mình và con, chỉ có chồng khỏe mạnh là không mua. Nhưng lần này ra đăng kí mua thẻ biết phải mua theo hộ gia đình, tôi cũng quyết luôn. Số tiền bỏ ra mua cho cả tôi, chồng và hai con chỉ hơn số tiền tôi phải cùng chi trả điều trị một chút. Tuy cũng xót vì chồng con khỏe mạnh ít dùng BHYT nhưng thực tế vẫn có lợi vì BHYT chi trả đến vài triệu đồng cho tôi mỗi tháng”, chị Hoài nói.
Theo BS.TS Nguyễn Cao Luận, nguyên trưởng đơn vị Tư vấn điều trị suy thận mạn (BV Bạch Mai), BHYT là một chính sách nhân văn, đúng tính chất của lá lành đùm lá rách. Khi đóng BHYT không ai mong muốn mình sẽ bị bệnh để hưởng lợi từ số tiền đó, nhưng mình may mắn khỏe mạnh thì sẽ có những bệnh nhân khác được quỹ BHYT chi trả số tiền lớn lấy từ nguồn là tiền đóng của những người không bị bệnh này. Nhưng rủi ro về sức khỏe có thể đến bất cứ lúc nào, không ít người đang khỏe mạnh bỗng dưng phát hiện suy thận phải chạy thận, hay không may bị va quệt xe cộ bị tai nạn giao thông... vì thế việc đóng BHYT là cách để "phòng thân" tốt nhất khi gặp những rủi ro về sức khỏe.
“Nhất là với bệnh nhân chạy thận nhân tạo, tôi khẳng định không có BHYT thì bệnh nhân chạy thận nhân tạo sẽ chết bởi chưa có một bệnh nhân nào không có BHYT mà lọc máu được đến 5 năm cả. Và tới 100% ca bệnh đang chạy thận tại đây đều có BHYT. Vì thế, những “lá lành” là người khỏe mạnh đóng BHYT là sự chia sẻ rất lớn với những người bị bệnh”, TS Luận cho biết.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, BHYT toàn dân là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng và là nguồn tài chính vững bền để giúp cho chăm sóc sức khỏe nhân dân. Vì thế Đề án tăng tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân phấn đấu năm 2015 phải đạt 70% và đến 2020 đạt trên 80%.
Tuy nhiên nhóm người lao động tự do, không phải là nghèo, cận nghèo, nông dân, diêm dân… là đối tượng khó khăn nhất để ta có thể bao phủ BHY. Bởi những người nghèo đã được nhà nước mua thẻ BHYT, viên chức thì đã có bảo hiểm xã hội. Với đối tượng này làm sao có thể bao phủ được là một thách thức lớn không chỉ của Việt Nam mà trên thế giới. Vì thế, để thúc đẩy người dân mua thẻ BHYT, luật BHYT sửa đổi đã quyết định bán thẻ BHYT theo hộ gia đình.
“Người dân chưa hiểu hết ý nghĩa của việc tham gia BHYT cứ nghĩ khỏe mạnh nên một năm chi ra vài trăm nghìn mua thẻ BHYT không dùng đến thì xót của. Tuy nhiên sức khỏe là vấn đề rất nhiều rủi ro, không ai có thể biết trước nay bệnh, mai đau. Có những bệnh nhân mổ tim, điều trị ung thư được BHYT chi trả hàng vài chục triệu đồng/lần điều trị, số tiền BHYT chi trả gấp vài chục lần số tiền đóng BHYT trong cả chục năm. Có những người không tham gia, khi bị bệnh trở thành thảm họa với gia đình bởi chi phí y tế quá lớn mà không có BHYT chi trả. Nhất là những gia đình lao động nhỏ, thủ công, ở mức trung bình (không phải cận nghèo, không nghèo)”, bà Tiến phân tích.
Theo ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), quy định bán thẻ BHYT theo hộ gia đình là để đảm bảo chia sẻ từ chính những người thân trong gia đình. Vì nếu chỉ người bệnh mới tham gia BHYT thì quỹ BHYT lấy đâu tiền mà chi trả.
Ví như người bệnh chạy thận nhân tạo, trung bình mỗi năm BHYT chi trả 50 – 60 triệu đồng, trong khi số tiền bệnh nhân đóng BHYT chỉ đủ cho một lần chạy thận.
“Mục đích bán thẻ BHYT theo hộ gia đình là rất rõ, vừa để tăng bao phủ BHYT, vừa để cộng đồng có trách nhiệm với người bệnh. Khi trong gia đình có người ốm đau thì chính những người thân trong gia đình phải có trách nhiệm tham gia BHYT. Không thể mãi tư tưởng tôi khỏe cần gì mua thẻ, chỉ mua cho người thân bị bệnh. Nếu ai cũng lựa chọn ngược, chỉ khi bệnh mới đi mua thẻ BHYT thì quỹ BHYT lấy gì để chi cho người bệnh?”, ông Sơn nhấn mạnh.
Trước những vướng mắc đang tồn tại như việc việc xác minh tạm vắng đối với người đang công tác, du học, làm việc ở nước ngoài; xác nhận tạm vắng đối với người có hộ khẩu hoặc đăng ký tạm trú tại TP nhưng chuyển đến nơi khác làm việc, sinh sống... ông Sơn cho biết sẽ có hướng dẫn thực hiện trước mắt là dành cho nhóm đối tượng đang điều trị các bệnh lý mãn tính để họ không bị gián đoạn trong quá trình điều trị. Ví như phương án vẫn bán thẻ nhưng thời hạn ngắn trong thời gian chờ đợi làm các thủ tục xác minh liên quan cũng được tính đến, để người bệnh không bị gián đoạn điều trị.
Bà Tống Thị Song Hương cho biết, tròn 1 tháng sau khi nhận những thông tin từ cơ sở về những vướng mắc còn tồn tại trong việc bán thẻ BHYT theo hộ gia đình cơ quan quản lý sẽ bàn bạc, xem xét để có cách gỡ vướng những vướng mắc này, đảm bảo người dân được mua thẻ BHYT thuận lợi, vừa vì chính quyền lợi của người bệnh, vừa góp phần tăng bao phủ BHYT toàn dân.
Hồng Hải (Theo Dân trí)
Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc2025-01-26 00:19
Dự kiến tựu trường vào ngày 32025-01-26 00:10
Các trường cao đẳng song hành hai nhiệm vụ2025-01-26 00:08
Đừng để thư viện trường học tồn tại như một loại hình cần phải có !2025-01-26 00:00
Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm2025-01-25 23:36
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT ở Hậu Giang đạt 98,66%2025-01-25 23:17
Thị xã Long Mỹ: Trao 9 xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn2025-01-25 23:09
Trường học chủ động, linh hoạt, thích ứng an toàn2025-01-25 23:07
Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát2025-01-25 22:27
Khám, tầm soát tim bẩm sinh, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em2025-01-25 22:01
Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau2025-01-26 00:22
Tin vui cho giáo viên, học sinh ở địa bàn giáp ranh trong tỉnh2025-01-25 23:52
184 học sinh THCS tham gia kỳ thi học sinh giỏi2025-01-25 23:41
Đỡ đầu học trò nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn2025-01-25 23:18
Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em2025-01-25 23:13
Trường Đại học Cần Thơ khu Hòa An: Giảm 1 ngành tuyển sinh2025-01-25 23:03
Tiềm năng phục hồi cây có múi tại Hậu Giang2025-01-25 22:58
Tuyển sinh 2021: Nhiều trường mở thêm ngành, nghề mới2025-01-25 22:37
Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon2025-01-25 22:28
Nâng cao năng lực quản lý công tác chữ thập đỏ trường học2025-01-25 22:05