您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【kq venados】Nhà máy điện mặt trời TTC

Cúp C16832人已围观

简介Nhà máy có vị trí tọa lạc tại xã Hàm Phú, huyện H&a ...

Nhà máy có vị trí tọa lạc tại xã Hàm Phú,àmáyđiệnmặttrờkq venados huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 30 km, được xây dựng trên khu đất có diện tích 54,2 hecta với quy mô 49 MWp, tổng mức đầu tưhơn 1.017 tỷ đồng.

Dự ánchính thức bắt đầu thi công san lấp mặt bằng và các hạng mục vào ngày 31.7.2018. Sau hơn 8 tháng thi công, với tinh thần làm việc nghiêm túc cùng sự phối hợp trách nhiệm của các đối tác giàu kinh nghiệm, Nhà máy đã đóng điện thành công vào ngày 12.4.2019, trở thành Nhà máy Điện mặt trời đầu tiên nối lưới điện 110 kV tại tỉnh Bình Thuận, chính thức được Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam công nhận ngày vận hành thương mại vào ngày 21.4.2019.

Theo đó, 148.470 tấm pin đã được lắp đặt giúp hấp thụ bức xạ của ánh nắng mặt trời và chuyển đổi thành điện năng hòa vào hệ thống tải điện. 

Dự kiến, Nhà máy Điện mặt trời TTC - Hàm Phú 2 cung cấp sản lượng trên 76 triệu kWh/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện năng cho trên 34.000 hộ gia đình, làm giảm phát thải CO2 ra môi trường khoảng 21.398 tấn/năm. Dự án không chỉ bổ sung nguồn cho lưới điện quốc gia mà còn mang lại việc làm và tạo thu nhập cho người dân địa phương, góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Nhằm đảm bảo an toàn và sự vận hành chuyên nghiệp cho Nhà máy Điện mặt trời TTC - Hàm Phú 2, Công ty CP Thủy điện Gia Lai đã hợp tác, liên kết với đơn vị tổng thầu EPC là Tập đoàn Sharp - có hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng mặt trời và Công ty CP Xây dựng và Công nghiệp NSN. Đơn vị tư vấn, quản lý dự án là Công ty TNHH Bureau Veritas Việt Nam - Thương hiệu Toàn cầu uy tín đã được xây dựng trên 180 năm.

Đại diện chủ đầu tư cho biết: “Nhà máy Điện mặt trời TTC - Hàm Phú 2 được triển khai thi công, vận hành là minh chứng cho sự nỗ lực, tâm huyết của ngành năng lượng TTC mong muốn được góp phần vào chiến dịch năng lượng Xanh - Sạch trên toàn cầu.

Nhờ sự chuẩn bị kỹ càng từ nhiều năm trước cùng lợi thế sở hữu quỹ đất sạch lớn, kinh nghiệm có được từ việc bắt tay hợp tác cùng hai nhà thầudanh tiếng Nhật Bản, ngành năng lượng TTC đã hiểu rõ công nghệ và tự tin triển khai các dự án tiếp theo nhằm góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng. 

Trước đó, Tập đoàn TTC cũng đã vận hành, đóng điện thành công 5 Nhà máy Điện mặt trời, gồm: TTC Phong Điền (Thừa Thiên - Huế) công suất 48 MWp, TTC Krông Pa (Gia Lai) công suất 69 MWp, TTC 01 (Tây Ninh) công suất 68,8 MWp, TTC 02 (Tây Ninh) công suất 50 MWp và TTC Đức Huệ 1 (Long An) với công suất 49 MWp, góp phần tăng thêm công suất cho lưới điện quốc gia.

Ngoài việc khánh thành Nhà máy Điện mặt trời TTC - Hàm Phú 2, dự kiến vào tháng 6.2019, Nhà máy Điện mặt trời Trúc Sơn với công suất 44,4 MWp sẽ đi vào hoạt động với mục tiêu sản xuất và phân phối điện mặt trời.  

Như vậy, liên tục trong thời gian ngắn, ngành năng lượng TTC đã chính thức đóng điện và đưa vào vận hành thành công, an toàn và hiệu quả 6 Nhà máy thuộc lĩnh vực năng lượng tái tạo, từng bước đạt công suất 1.000 MW theo kế hoạch, tạo nền tảng phát triển bền vững cho nguồn năng lượng xanh tại Việt Nam.

Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), mức tiêu thụ năng lượng tại Trung Ðông, châu Phi và châu Á tăng mạnh trong những năm qua. Tại Việt Nam, báo cáo của EVN cho thấy, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của phụ tải giai đoạn 2016 - 2030, mỗi năm, hệ thống điện phải bổ sung khoảng 6.000 - 7.000 MW công suất. Trong bối cảnh nguồn điện dự phòng hiện gần như không còn, động thái đẩy mạnh rót vốn triển khai các dự án năng lượng mặt trời được xem là tín hiệu tích cực cho nền kinh tếđang tăng trưởng ở mức cao. 

Tags:

相关文章