Cách đây tròn 45 năm,úccamừngchiếnthắnglayđộbảng xếp hạng vđqg đức vào đêm 28/4/1975, sau khi nghe bản tin cuối cùng của Đài Tiếng nói Việt Nam về phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sân Nhất, trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết xong bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quân sự Sau những chiến thắng giòn giã của quân và dân ta trong Chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, Trị Thiên – Huế và Đà Nẵng, từ đầu tháng 4/1975, nhân dân cả nước sống trong những ngày hết sức sôi động và hào hùng. Cả dân tộc ra quân với tinh thần “Đi nhanh đến, đánh nhanh thắng”, hừng hực khí thế “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Ngày 21/4/1975, quân ta phá vỡ tuyến phòng thủ Xuân Lộc, cánh cửa phía đông Sài Gòn đã mở, sẵn sàng để đón đại quân ta vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Đúng 17h ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Các lực lượng của ta tiến công vào 5 mục tiêu quan trọng trong nội đô Sài Gòn, gồm: Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Dinh Độc Lập, Tổng nha Cảnh sát, Biệt khu Thủ đô và sân bay Tân Sơn Nhất. Chiều 28/4, quân giải phóng tập kích sân bay Tân Sơn Nhất, làm tê liệt mọi hoạt động của không quân địch, khiến cho cuộc di tản “liều mạng” của Mỹ phải chuyển sang bằng máy bay lên thẳng. Tin thắng trận từ chiến trường miền Nam dồn dập báo về, các nhạc sĩ lúc bấy giờ luôn dõi theo từng bước tiến quân, từng trận đánh để “kịp thời nhất, nhanh chóng nhất” có những bài hát hừng hực khí thế chuyển ra mặt trận, phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam để cổ vũ, động viên quân và dân trên từng chặng đường chiến dịch. Thời gian này, nhạc sĩ Phạm Tuyên đang công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam (phụ trách biên tập âm nhạc). Ông được Giám đốc Trần Lâm giao nhiệm vụ: “Sắp tới sẽ có chiến thắng vĩ đại nên anh em nghệ sĩ phải có tác phẩm xứng tầm để ăn mừng!”. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã chuẩn bị và phác thảo một bản hợp xướng 4 chương gồm: “Miền Bắc lũy thép”, “Miền Nam thành đồng”, “Tiến công và nổi dậy” và “Toàn thắng”. Nhưng cuối cùng, ông lại ngừng việc hoàn thành bản hợp xướng vì cho rằng: Nếu đất nước giải phóng, người dân sẽ đổ ra đường chứ chẳng ai ở nhà mà nghe hợp xướng cả”. Thế rồi ngay trong đêm 28/4/1975, sau khi nghe bản tin cuối cùng của Đài Tiếng nói Việt Nam về phi công Nguyễn Thành Trung ném bom sân bay Tân Sân Nhất, trong vòng chưa đầy 2 tiếng đồng hồ từ 21h30 đến 23h, ông đã viết xong bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng”, bài hát chỉ có 64 chữ. Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, bài hát như là tiếng lòng, là ước vọng bao nhiêu lâu ông mong ước. Trên chiến trường, trong cuộc tiến công vào Sài Gòn, lúc 10h45 ngày 30/4, các đơn vị xe tăng và bộ binh thuộc Quân đoàn 2 tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. 11h30 ngày 30/4, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Trong thời khắc lịch sử đó, nhạc sĩ Phạm Tuyên được Ban Biên tập Đài tiếng nói Việt Nam báo tin bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” đã được chọn để phát vào chương trình thời sự đặc biệt lúc 17h chiều ngày 30/4 khi Việt Nam chính thức công bố tin miền Nam hoàn toàn được giải phóng trước toàn thế giới. Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ: “Chiều 30/4, tất cả anh em ca sĩ của Đài Tiếng nói Việt Nam được huy động dàn dựng bài hát này từ cổng ra vào đến trong phòng thu. Bài hát do đồng ca nam nữ của Đoàn ca nhạc Đài thể hiện với hai giọng ca lĩnh xướng Tuyết Thanh và Đặng Hùng. Chưa bao giờ tôi dự buổi thu thanh cảm động đến thế khi thấy từ người kéo đàn, người chỉ huy, người lĩnh xướng đều khóc vì vui, niềm hạnh phúc dâng trào non sông thống nhất, khóc vì những ngày gian khổ, chia cắt...”. Đúng 17h ngày 30/4/1975, sau khi Đài Tiếng nói Việt Nam phát tin tuyên bố thắng lợi trước toàn thế giới, bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” vang lên hùng tráng, tự hào vì từ đây đất nước hoàn toàn thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà. Từ thời khắc lịch sử ấy, nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc hát vang bài hát với niềm vui thống nhất, với lòng kính yêu Bác Hồ, biết ơn Đảng đã soi đường chỉ lối, lãnh đạo nhân dân ta giành thắng lợi. 45 năm trôi qua nhưng dư âm của chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975 vẫn còn vang mãi và bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” là ca khúc hay nhất, ghi dấu ấn lịch sử trọng đại về ngày toàn thắng của dân tộc. Cùng với thời gian, bài hát “Như có Bác trong ngày đại thắng” đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam, lan tỏa ở nhiều nước trên thế giới như lời ca ngợi nhân dân Việt Nam anh hùng! Vào dịp kỷ niệm 10 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1985), nhạc sĩ Phạm Tuyên đã tặng ca khúc “Như có Bác trong ngày đại thắng” cho Viện Bảo tàng quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam). Bản nhạc hiện đang được trưng bày trang trọng trong không gian trưng bày của Phòng Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975./. Theo chinhphu.vn |