【lịch thi đấu croatia】Nhạc xuân ngày tết

时间:2025-01-13 03:18:13来源:88Point 作者:Cúp C1

BPO - Mỗi khi tết đến,n nglịch thi đấu croatia xuân về, cùng với những sản phẩm truyền thống đặc trưng hương vị tết Việt, thì những bài hát nhạc xuân là giá trị tinh thần không thể thiếu. Ngoài tính giải trí, âm nhạc còn tô điểm cho không gian tết thêm háo hức, thi vị hơn. Lòng người như được thăng hoa, bay bổng cùng với những khúc ca rộn ràng của mùa xuân. 

Một tiết mục văn nghệ chào xuân biểu diễn tại Quảng trường 23-3, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước dịp tết Nguyên đán 2023 - Ảnh: T.L

Yếu tố thời đại luôn gắn liền với âm nhạc. Trong các bài nhạc xuân cũng vậy. Phong cách chủ đạo chung của các nhạc sĩ sáng tác về đề tài mùa xuân là tiết tấu vui tươi, giai điệu đẹp, ca từ trong sáng, hướng đến một năm mới tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu hy vọng.

Nhạc xuân xưa: Chưa bao giờ cũ

Những năm 1940-1950, các bài nhạc xuân thường vui tươi, trẻ trung, ngắn gọn, dễ thuộc, dễ nhớ, toát lên vẻ mộc mạc, đằm thắm và không nặng về tính kỹ thuật, trình diễn. “Nâng phím đàn cùng hát ca vang/ Trong gió ngàn mừng đón xuân sang/ Mừng một ngày gần nhau/ Chào đón xuân sang”(xuân họp mặt” của nhạc sĩ Văn Phụng). Bài hát có tính cộng đồng cao, dù một người hát đơn lẻ hay nhiều người cùng hát lúc gia đình, người thân họp mặt chúc tết mừng xuân, đều tạo nên không khí vui tươi, đầm ấm.

Trong bài “Xuân đã về” của nhạc sĩ Minh Kỳ: “Mừng xuân nay đã về rồi/ Và đông tàn qua/ Ngập trời bao tiếng chào mừng/ Nàng xuân duyên dáng về rồi/ Về gieo bao thắm tươi vui/ Lòng ta thấy yêu đời”. Bài hát ra đời cách đây đã nhiều thập kỷ, nhưng đến nay vẫn vượt thời gian, ghi dấu ấn sâu đậm trong trái tim công chúng yêu nhạc. 

Ngoài hai ca khúc nêu trên, còn có hàng chục bài nhạc xuân bất hủ khác như: “Gió mùa xuân tới” của nhạc sĩ Hoàng Trọng; “Ly rượu mừng”, “Đón xuân” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương; “Xuân và tuổi trẻ” của La Hối và Thế Lữ… đều mang dấu ấn khó phai trong nền âm nhạc Việt Nam. 

Nhạc xuân cách mạng: Niềm lạc quan phơi phới

Những bài nhạc xuân trong thời kỳ cách mạng kháng chiến lại mang một phong cách khác hẳn với âm nhạc xưa. Tiêu biểu phải kể đến ca khúc “Xuân chiến khu” của nhạc sĩ Xuân Hồng. “Xuân chiến khu”, chỉ có gió xuân đưa cành lá vi vu, có tiếng chim rừng thánh thót, cùng với mai vàng khoe sắc thắm chào mùa xuân. Xuân đến, lòng càng nhớ quê nhà bao nhiêu, các chiến sĩ giải phóng quân càng quyết tâm đánh tan kẻ thù để “Toàn dân ta hát một bài ca”. Nhạc sĩ Xuân Hồng đã dùng chất liệu dân ca Nam Bộ một cách tài tình, khéo léo để xây dựng nên một giai điệu trong sáng, vui tươi, dí dỏm. Mùa xuân nơi chiến khu tuy thiếu thốn về vật chất nhưng tình quân - dân luôn đậm đà, thắm thiết. “Xuân chiến khu/ Khói mù tỏa loang quê nhà/ Em chẳng có chi để làm quà/ Có chi hơn là hát tặng bài ca”. 

Nhạc sĩ Xuân Hồng được xem là người có duyên với mùa xuân, vì ông còn nổi tiếng với ca khúc “Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh”. Bài hát tựa như những cung bậc âm thanh ngẫu hứng, tạo nên không khí rộn ràng, sôi động, đúng như sức trẻ của thành phố mang tên Bác. Năm 1985, ông tiếp tục chắp cánh cho “Mùa xuân bên cửa sổ” (thơ Song Hảo). Hai ca khúc đều trở thành bản hit thời kỳ đầu của phong trào nhạc nhẹ Việt Nam. 

Khi đất nước hòa bình, độc lập, các ca khúc xuân đều mang một hơi thở mới. Nét chủ đạo là giai điệu và ca từ bay bổng hơn, lãng mạn hơn, tựa như những cánh chim được bay lượn khắp đất trời tự do. Đất nước yên bình, từ làng quê tới thành thị bước vào một nhịp sống mới, đi lên dựng xây đất nước. “Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng/ Mùa xuân người ra đồng/ Lộc trải dài nương lúa”(ca khúc “Mùa xuân nho nhỏ” - nhạc Trần Hoàn, thơ Thanh Hải). 

Ca khúc phổ thơ thứ hai của nhạc sĩ Trần Hoàn cũng chiếm được cảm tình của công chúng trong và ngoài nước từ khi ra đời đến nay là “Tình ca mùa xuân” (phổ thơ Nguyễn Loan). “Em ơi em mùa xuân/ Đã về trên cành lá/ Tiếng chim kêu ngọt quá/ Cho trời xanh xanh thẳm”.Sức sống của ca khúc được chứng minh từ thực tế khi hàng chục năm đã qua, ca khúc vẫn vang lên như một tiếng reo vui trước cảnh sắc mùa xuân trong trẻo.

Ngoài hai ca khúc phổ thơ của nhạc sĩ Trần Hoàn, chúng ta không thể không nhắc đến “Mùa xuân đầu tiên” của nhạc sĩ Văn Cao, sáng tác vào xuân Bính Thìn năm 1976, mang ý nghĩa đất nước vừa giành được nền độc lập, hòa bình. Non sông liền một dải, Bắc - Nam sum họp một nhà. Bài hát là tuyệt tác, để lại dấu ấn vàng son trong ca khúc về đề tài mùa xuân. Tuy nhiên, phải hơn 10 năm sau, đến năm 1986, ca khúc này mới được phổ biến rộng rãi, được công chúng yêu mến, đón nhận. 

Nhạc xuân trào lưu mới: Hiện đại và sôi nổi

Thập niên những năm 1990, trào lưu nhạc nhẹ Việt Nam bắt đầu phát triển bởi sự giao thoa của âm nhạc đại chúng thế giới. Nhiều nhạc sĩ tên tuổi đã cho ra đời hàng loạt ca khúc nhạc xuân nổi tiếng, mang hơi thở của thời đại. 

Tại thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện nhiều ban nhạc trào lưu pop - rock, sau đó gọi là nhạc trẻ. “Lắng nghe mùa xuân về” của nhạc sĩ Dương Thụ và “Lời tỏ tình của mùa xuân” của nhạc sĩ Thanh Tùng chính là những nhạc phẩm định hình rõ nhất xu hướng nhạc trẻ pop - rock. Bản phối của bài hát, đoạn mở đầu dùng tiếng guitar điện tạo nên không gian bao la, bồng bềnh, tựa như nàng xuân mang đôi cánh thiên thần, đang lan tỏa hương xuân đến mọi người, mọi nhà. Đoạn điệp khúc cao trào, tiếng guitar rock nghe cuồn cuộn như sóng biển, dạt dào từng lớp xôn xao “Em ơi nghe chăng mùa xuân/ Mùa xuân hát ở trong lòng/ Đất nước với sức sống mới/ Như chim én bay trên trời cao…”(Lời tỏ tình của mùa xuân). Với tiết tấu và giai điệu phá cách hiện đại, sự cộng hưởng của ban nhạc âm thanh điện tử, người nghe bỗng muốn lắc lư theo từng câu nhạc “Kìa tiếng chim rộn hót xa vời/ Cánh hoa đào bỗng như cười/ Báo tin mùa xuân về…”(Lắng nghe mùa xuân về). 

Tiếp nối trào lưu pop - rock là nhạc xuân đương đại, có xu hướng mang tính trình diễn nhiều hơn. Các nhà sản xuất âm nhạc thực hiện bản phối, thu âm bằng công nghệ hiện đại trên máy tính, tạo ra nhiều thể loại âm nhạc mới EDM (âm nhạc điện tử) nghe bắt tai, hình ảnh sống động. Đình đám phải kể đến “Có vị nào hơn vị tết quê nhà”, “Thấy tết lớn, mừng tết lớn” (Trúc Nhân), “Gieo quẻ” (Hoàng Thùy Linh), “Đi về nhà” (Đen Vâu, JustaTee)... đã thu hút hàng triệu lượt nghe trên các trang âm nhạc trực tuyến. 

Nhạc xuân ngày tết, mỗi thời kỳ có phong cách khác biệt, nhưng tất cả đều có cái hay, nét chấm phá độc đáo, mới lạ, làm phong phú thêm cho nền âm nhạc nước nhà. Người nghe cũng tùy chọn cho mình dòng nhạc, bài hát mà mình yêu thích. Để rồi, khi chào đón một mùa xuân mới, các khúc hát về xuân lại vang lên, đưa nhiều người trở lại với những hoài niệm dấu yêu hay thúc đẩy nguồn năng lượng mới, để thêm yêu những mùa xuân tươi đẹp…

相关内容
推荐内容