Phóng viên TBTCVN đã có cuộc phỏng vấn ông Bùi Thế Phương,ạcNhànướcBắtnhịpvớicáchmạngcôngnghiệkèo ba lan Cục trưởng Cục CNTT, KBNN xung quanh vấn đề này.
* PV: Với đích đến là Kho bạc điện tử, trong nhiều năm qua KBNN đã rất chú trọng đến công tác phát triển ứng dụng CNTT trong các quy trình nghiệp vụ. Ông có thể cho biết một vài kết quả nổi bật trong tiến trình hiện đại hóa ngành Kho bạc?
- Ông Bùi Thế Phương:Để tiến đến kho bạc điện tử thì cần tiến hành đồng bộ các nội dung trọng tâm như: Xây dựng và triển khai hệ thống CNTT hình thành kênh giao dịch giữa các tổ chức, đơn vị với hệ thống KBNN; điện tử hóa các quy trình thực thi và nghiệp vụ trong hệ thống KBNN…
Theo đó, kể từ năm 2011, KBNN đã triển khai hiện đại hóa công tác thu, kết nối với hệ thống các cơ quan thuế, hải quan và phối hợp thu với các hệ thống ngân hàng, nên công tác thu ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện chủ yếu bằng chuyển khoản và bằng phương thức điện tử; từ đó giúp rút ngắn thời gian, đơn giản thủ tục thu NSNN, tập trung nhanh chóng đầy đủ kịp thời các khoản thu của NSNN.
Từ năm 2012, KBNN đã hoàn thành việc triển khai diện rộng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) theo mô hình tập trung dữ liệu và phần mềm ứng dụng. Điều này đã giúp cho ngành thực hiện quản lý tập trung và phân cấp xử lý chu trình NSNN. Việc triển khai hệ thống TABMIS ở giai đoạn vừa rồi cũng tạo cơ sở cho KBNN có thể thực hiện nhiệm vụ về tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN mới được Bộ Tài chính giao.
|
Từ năm 2013 đến 2014, KBNN đã hoàn thành triển khai hệ thống thanh toán song phương điện tử giữa hệ thống KBNN với các hệ thống ngân hàng thương mại, với trên 750 tài khoản trên phạm vi toàn quốc.
Ngoài ra, KBNN đã tiến hành triển khai thí điểm và triển khai mở rộng hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng với hệ thống các ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là chủ trì mạng thanh toán này tại Sở Giao dịch KBNN và 8 đơn vị KBNN tỉnh, thành phố. Đến năm 2017, KBNN đã triển khai cho toàn bộ các đơn vị KBNN tỉnh còn lại (các đơn vị KBNN quận, huyện không thuộc phạm vi mở tài khoản tại NHNN).
Việc triển khai các hệ thống nêu trên giúp cho KBNN quản lý ngân quỹ nhà nước tập trung, cơ bản khắc phục được nhược điểm của ngân quỹ phân tán trước đây, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán, chi trả của ngân sách các cấp. Đồng thời với việc kết nối điện tử giữa hệ thống KBNN với các hệ thống ngân hàng, công tác thanh toán chi ngân sách đều được thực hiện nhanh chóng, kịp thời cho các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ và các đơn vị thụ hưởng ngân sách.
Từ ngày 1/2/2018, KBNN chính thức vận hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên phạm vi rộng tại các KBNN tỉnh, thành phố (trừ KBNN huyện chưa triển khai). Việc làm này đã hình thành thêm một kênh giao dịch để khách hàng có thể lựa chọn, đưa KBNN đến gần hơn nữa với khách hàng và xã hội thông qua mạng internet. Đây cũng là bước cải cách hành chính mạnh mẽ của KBNN, theo tinh thần Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về chính phủ điện tử.
* PV: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra và Bộ Tài chính chỉ đạo toàn ngành bắt nhịp một cách mạnh mẽ. Là cơ quan quản lý quỹ NSNN, KBNN đã có giải pháp gì về CNTT để cùng cả nước bước vào cuộc cách mạng này?
- Ông Bùi Thế Phương: Để tận dụng triệt để thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như triển khai chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 02-NQ/BCSĐ của Ban cán sự Đảng Bộ Tài chính, KBNN có kế hoạch thực hiện một số nội dung như: Tổ chức tìm hiểu công nghệ và các ứng dụng của 4.0, đặc biệt là khả năng ứng dụng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của KBNN; tiến hành các thử nghiệm vào các bài toán có khả năng ứng dụng để đánh giá tính khả thi so với nghiệp vụ quản lý của ngành; tổ chức các khóa đào tạo nhằm tăng cường năng lực cho cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý về khả năng ứng dụng và phương pháp đặt đầu bài cho bộ phận CNTT có ứng dụng công nghệ 4.0; tăng cường năng lực cho cán bộ CNTT trong điều kiện công nghệ 4.0 đang phát triển rất mạnh và nhanh.
Trong thời gian tới, KBNN cũng định hướng ứng dụng các công nghệ 4.0 cho công tác quản lý nghiệp vụ của KBNN có thể bao gồm: Cung cấp dịch vụ ứng dụng thông qua công nghệ di động thông minh
(mobility), qua internet cho các đơn vị sử dụng NSNN và cơ quan quản lý nhà nước thực hiện khai thác thông tin và thực hiện kênh giao dịch điện tử với KBNN; cung cấp dịch vụ hỗ trợ tự động với đơn vị sử dụng ngân sách về kỹ thuật và nghiệp vụ khi sử dụng kênh giao dịch điện tử với KBNN; kết hợp sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn và công nghệ trí tuệ nhân tạo phục vụ quản lý rủi ro hoạt động nghiệp vụ; xây dựng và triển khai cổng trao đổi dữ liệu điện tử để kết nối với tất cả các tổ chức có kênh liên kết nghiệp vụ với KBNN; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoach chuyển sang sử dụng công nghệ điện toán đám mây theo kế hoạch chung của Bộ Tài chính…
* PV: Được biết, cuối tháng 3 vừa qua, KBNN đã tổ chức thành công hội thảo của Hiệp hội Kho bạc quốc tế với chủ đề “Hiện đại hóa các cơ quan kho bạc thông qua điện tử hóa/số hóa”. Đã có nhiều kinh nghiệm về triển khai điện tử hóa/số hóa được chia sẻ tại sự kiện này. Ông có thể cho biết, qua hội thảo này, các kinh nghiệm của các nước bạn sẽ giúp gì cho Việt Nam trong thời gian tới?
- Ông Bùi Thế Phương:Cuộc hội thảo với nội dung chuyên môn có chất lượng cao và đặc biệt lần này được tổ chức tại Việt Nam nên số lượng đại biểu Việt Nam tham dự được nhiều.
Từ kinh nghiệm của các nước được trình bày tại hội thảo, KBNN Việt Nam đã học tập được nhiều kinh nghiệm quý báu có thể áp dụng trong tiến trình điện tử hóa/số hóa các hoạt động của hệ thống KBNN, như: Cải tiến hoàn thiện về pháp lý, thể chế, quy trình quản lý ngân sách theo hướng cải cách; hoàn thiện về công tác tổ chức; hiện đại hóa các ứng dụng công nghệ.
Tuy nhiên, tại cuộc hội thảo này chúng tôi cũng nhận thấy, rất khó có thể điện tử hóa/số hóa ngay toàn bộ mà cần đi theo nấc, bước theo phương châm “Nghĩ lớn, nhưng bắt đầu từ việc nhỏ”. Vì thế, hội thảo chuyên đề có đưa ra tổng kết một thứ tự điển hình cho công tác điện tử hóa/số hóa gồm 10 bước tập chung chủ yếu vào nghiệp vụ kế toán, thu, chi ngân sách. Với các bước này, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và các điều kiện thực tiễn mỗi quốc gia mà lựa chọn cho phù hợp.
* PV: Xin cảm ơn ông
Vân Hà