【lịch thi đấu bóng đâ】Xả rác ra biển: Hành động nhỏ, ảnh hưởng lớn
Bơi cùng... rác
Cô Tô được mệnh danh là hòn ngọc xanh của tỉnh Quảng Ninh với bãi cát trắng và làn nước trong xanh. Những năm về trước, khi Cô Tô chưa được biết tới nhiều, bãi biển được sự ưu đãi của thiên nhiên luôn trong lành, sạch sẽ nhưng vài năm trở lại đây khi lượng khách du lịch đến với Cô Tô ngày càng nhiều, kéo theo các dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi tăng cao, đồng nghĩa với bãi biển ở đây đã trở nên nhếch nhác hơn.
Khi đến du lịch Cô Tô những ngày vừa qua, cảm nhận đầu tiên của phóng viên đó là một vùng đất có quá nhiều lợi thế để phát triển du lịch, song chính sự phát triển “quá nóng” lượng khách cộng với ý thức của người dân, của du khách còn khiêm tốn dẫn đến nhiều lúc bãi biển trở nên luộm thuộm, mất vệ sinh khi không thiếu những vỏ chai, lon bia, vỏ bánh... nằm trơ trọi, vô duyên trên cát, khiến những người có ý thức không khỏi chạnh lòng.
Chưa kể, theo nhiều du khách, khi đến Cô Tô họ rất thích bơi, song tình trạng đang bơi gặp các “chướng ngại vật” như túi ni lông vướng vào chân hay vỏ các loại bánh ngọt nổi lềnh phềnh trên mặt biển tạt vào mặt không hiếm. Cá biệt, nhiều lúc họ còn gặp phải những chiếc quần áo cũ nổi dập dìu trên biển khiến cho những người yếu tim phải sợ hãi.
Rác trên bãi biển Cô Tô. Ảnh: DN |
Ngoài ra, qua quan sát của phóng viên, tại một số đoạn trên bãi biển của huyện đảo Cô Tô quán ăn, nhà hàng nằm cách biển chỉ vài mét khiến cho bãi biển nhìn như một tổ hợp kinh doanh buôn bán nhốn nháo khi bàn ăn, rải thải, bia rượu, thức ăn thừa được vứt ngổn ngang.
Không chỉ có Cô Tô, một bãi biển khác là Quy Nhơn, tỉnh Bình Định- là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất du khách khi tới TP biển này. Tuy nhiên, vẻ đẹp ấy đang bị đe dọa bởi sự gia tăng của các loại rác, đặc biệt là rác thải nhựa trên biển.
Bản thân người dân địa phương đôi khi còn bức xúc vì sự thiếu ý thức của một số du khách khi bao bì, vỏ nhựa, thùng xốp, vỏ bia, bao bì thực phẩm của du khách vứt la liệt trên bãi biển. Thêm vào đó là các loại rác thải, cây cối, xác động vật khiến cho ban đêm, khi không gian yên tĩnh hơn, với những làn gió từ biển thổi mạnh, một vài người có nhã ý đi dạo biển không khỏi chun mũi vì thứ mùi “lạ” của các loại rác thải.
Ý thức không tự nhiên sinh ra....
Về vấn nạn xả rác ra môi trường biển, không cần phân tích ai cũng có thể nhận ra đây là hệ lụy của việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung của một bộ phận người dân. Bên cạnh đó, một số người có ý thức bảo vệ môi trường nhưng lại không lên tiếng khi bắt gặp những hành vi xả rác bừa bãi.
Người và rác thấp thoáng trên biển Quy Nhơn. Ảnh: DN |
Các chuyên gia về môi trường cảnh báo, hành động xả rác ra môi trường biển thoạt nhìn tưởng chỉ là hành động nhỏ của một bộ phận người song nếu tính trên bình diện chung, điều này sẽ gây hệ lụy khôn lường. “Nếu không hành động ngay bây giờ thì đến năm 2050, đại dương sẽ nhiều rác hơn là cá”, bà Maimunah Mohd Sharif, Giám đốc điều hành UN Habitat (Chương trình Nhân cư của Liên Hợp quốc) cảnh báo.
Còn phát biểu tại buổi lễ phát động Tuần lễ biển đảo, đại dương vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên cho biết, hiện 20% GDP của Việt Nam phụ thuộc vào tài nguyên biển, do vậy bảo vệ biển là bảo vệ môi trường sống trong hiện tại và cả tương lai.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương có biển cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với công đồng dân cư nhằm huy động sự tham gia tích cực của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường. Trong đó, chính quyền địa phường cần vào cuộc quyết liệt hơn, tuyên truyền sâu, rộng các kiến thức về môi trường để người dân có những nhận thức đúng đắn về công tác bảo vệ môi trường.
“Làm thế nào để người dân nhận thức được mối nguy hại của việc vứt rác bừa bãi mà rác thải là thủ phạm gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe đời sống của con người. Mỗi người phải tự trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường, phải thay đổi thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu để bảo vệ cộng đồng và hơn hết là những người thân xung quanh và chính bản thân mình”, ông Trần Quý Kiên nhấn mạnh.
Còn theo ý kiến của luật sư Nguyễn Anh Thơm, Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, muốn chấm dứt tình trạng xả rác thải bừa bãi, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục bằng các biện pháp quyết liệt, thì điều quan trọng cần làm ngay chính là “mạnh tay” để dẹp bỏ tình trạng này. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng thanh tra, kiểm tra môi trường; lắp đặt camera nơi công cộng; phạt vi phạm hành chính thật nặng đối với hành vi xả rác bừa bãi tại các bãi biển hiện nay để răn đe các hành vi vi phạm.
相关推荐
- Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- Ủy ban Tài chính, Ngân sách đồng thuận thêm một năm thí điểm cơ chế đặc thù cho TP. HCM
- Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
- Đà Nẵng: Thu hồi hơn 3 ha rừng để làm dự án 1.200 tỷ đồng
- Học hỏi từ sai lầm để trở thành phiên bản tốt hơn trong tương lai
- Những nàng hậu từng có cuộc sống nghèo khó 'đổi đời' sau đăng quang
- Hà Nội: Tạo điều kiện cho quận Bắc Từ Liêm phát triển nhanh, mạnh, bền vững hơn
- Tanimex (TIX) báo lãi ròng bán niên 2023 giảm 25%