| Điện giúp giảm chi phí nuôi tôm |
Đảm bảo cấp điện Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL),đầutưcấpđiệnchonuôitôbảng xếp hạng mexico liga expansion mx ngoài lúa, cây ăn trái thì nuôi tôm nước mặn, nước lợ được coi là ngành nông nghiệp trọng điểm mang lại nhiều giá trị cho bà con nông dân. Với nhận thức này, từ nhiều năm qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã chỉ đạo EVNSPC bám sát quy hoạch điện lực các tỉnh, tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương để lo điện cho nhân dân. Báo cáo của EVNSPC cho thấy, đến nay, toàn đơn vị đã đầu tư 876 tỷ đồng thực hiện các dự án/công trình đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện để đảm bảo cấp điện phục vụ nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp tại các tỉnh ven biển khu vực phía Nam, cụ thể gồm các dự án cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện thuộc dự án DPL3 vay vốn WB thực hiện trong năm 2015 và hoàn tất đưa vào sử dụng quý 1/2016 với tổng giá trị thực hiện là 597 tỷ đồng; và các công trình thực hiện bằng nguồn vốn tự có và ứng của địa phương với tổng giá trị đầu tư là 279 tỷ đồng. Với việc thực hiện đầu tư như đã nêu ở trên, việc cấp điện phục vụ nuôi trông thủy sản trên địa bàn các tỉnh khu vực này đã cơ bản được đáp ứng. Tuy nhiên với tình hình các hộ phụ tải nuôi tôm nhỏ lẻ không tập trung, phát triển tự phát theo thị trường nguyên liệu tôm đã dẫn đến tình trạng quá tải lưới điện ở nhiều thời điểm do nhu cầu sử dụng điện rất cao để duy trì nguồn ánh sáng phục vụ nuôi tôm. Tiếp tục đầu tư Qua khảo sát cho thấy diện tích nuôi tôm trên địa bàn ven biển các tỉnh phía Nam đã và đang không ngừng gia tăng dẫn đến nhu cầu đầu tư cải tạo, nâng cấp và phát triển lưới điện để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải khu vực quy hoạch nuôi tôm công nghiệp là rất lớn và cấp thiết. Để cải tạo và phát triển lưới điện trung hạ thế phục vụ nuôi trồng thủy sản tại 6 tỉnh (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang) ven biển trong khu vực ĐBSCL cần nhu cầu vốn đến năm 2020 là khoảng 1.494,8 tỷ đồng để đầu tư 1.645,1km đường dây trung thế. Trong đó cải tạo nâng cấp 535,4km và xây dựng mới khoảng 1.109,7km. Đối với đường dây hạ thế, khối lượng đường dây cần cải tạo là 1.243,1km và xây dựng mới 1.841,8km. Tổng số trạm biến áp cần nâng cấp gồm 2.708 trạm (91.9 MVA) và xây dựng mới 2.011 trạm với 91,4 MVA. | Kéo điện cho nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long |
Mặc dù nhu cầu đầu tư phát triển lưới điện là cấp bách nhưng với tinh thần dự án có được hiệu quả tối đa có thể, EVNSPC đã tranh thủ các nguồn vốn vay ODA để đăng ký vay vốn với Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua Dự án Phân phối hiệu quả 2 (DEP2) vay vốn WB thực hiện trong giai đoạn 2018-2020 với tổng vốn đầu tư là khoảng 1.136 tỷ đồng để thực hiện cải tạo và phát triển 979km đường dây trung hạ thế và 133 MVA dung lượng trạm biến áp. Riêng trong năm 2017, tổng công ty dự kiến bố trí 303 tỷ đồng để thực hiện đầu tư cấp điện phục vụ nuôi tôm với tiêu chí ưu tiên các khu vực cấp bách có diện tích ao nuôi đang phát triển mạnh. Bên cạnh đó, EVNSPC đang triển khai thí điểm đề án hỗ trợ tiết kiệm điện cho các hộ nuôi tôm tại khu vực ĐBSCL và một số tỉnh Nam Trung bộ giai đoạn 2016-2018, phổ biến tuyên truyền việc sử dụng điện an toàn trong công tác nuôi tôm để nhằm: (i) Giảm bớt nhu cầu về cung cấp điện thông qua giảm sản lượng điện tiêu thụ đối với khách hàng nuôi tôm công nghiệp, đồng thời giúp khách hàng tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín của ngành điện; (ii) Quảng bá giải pháp tiết kiệm điện trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản; (iii) Thể hiện trách nhiệm của ngành điện với khách hàng. Tổng công ty Điện lực miền Nam sẽ triển khai dự án tiết kiệm điện đến các hộ nuôi tôm đang sử dụng thiết bị hiệu suất thấp trong nuôi tôm công nghiệp và cần được tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật để tiết kiệm điện. Lộ trình thực hiện gồm ba giai đoạn: Giai đoạn thí điểm (từ cuối năm 2016 đến tháng 6/2017) triển khai tại tỉnh Sóc Trăng; Giai đoạn 1 (trong năm 2017) sẽ triển khai tại một số tỉnh ĐBSCL như Bạc Liêu, Kiên Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Cà Mau; Giai đoạn 2 (trong năm 2018) thực hiện tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận và Ninh Thuận. Cần sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân Tuy nhiên, để việc cấp điện nuôi tôm đạt hiểu quả cao, tổng công ty cũng đã đề nghị chính quyền các địa phương cần xây dựng quy hoạch vùng nuôi tôm cũng như vận động nhân dân phát triển nuôi tôm đúng với quy hoạch mà tỉnh đã đề ra nhằm tạo điều kiện cho việc đầu tư lưới điện được đồng bộ và đảm bảo kỹ thuật hơn; Vận động nhân dân thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để ngành điện thi công xây dựng hệ thống lưới điện phục vụ cấp điện cho nuôi tôm công nghiệp; Đồng thời cần đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và hỗ trợ nhân dân tiếp cận sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện trong quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, EVN và EVNSPC kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương xem xét có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư phát triển các khu vực còn nhiều khó khăn vì nguồn vốn đầu tư cấp điện cho nuôi tôm công nghiệp tại các tỉnh này đến năm 2020 là rất lớn (khoảng 3.600 tỷ đồng) và khả năng huy động đủ nguồn vốn của tổng công ty cho phát triển hệ thống điện cũng rất khó khăn. |