Hướng tới tiện ích cho khách hàng Mới đây,ắttayđẩylùitiềnmặttrongthanhtoálịch thi đấu bóng đá cúp c2 hôm nay Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM – Saigon Co.op đã ký kết hợp tác toàn diện với VietinBank và cho ra mắt Thẻ đồng thương hiệu Visa Paywave. Sự liên kết không những giúp các đơn vị có thể cộng gộp nhằm gia tăng tổng lượng khách của mỗi đơn vị mà còn giúp tiết giảm chi phí tiếp thị và các chi phí liên quan để tập trung đầu tư ngân sách gia tăng lợi ích trực tiếp cho khách hàng. Theo đó, khi sở hữu Thẻ đồng thương hiệu Visa Paywave, khách hàng sẽ được sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại của ngân hàng VietinBank như thanh toán phí cầu đường không dừng, thanh toán online, thanh toán viện phí, cước taxi, hóa đơn tiền điện, viễn thông, nộp thuế, vé tàu, SMS Banking, dịch vụ trả lương, thanh toán học phí, gửi tiết kiệm tại ATM… Thêm vào đó, khách hàng còn được cộng hưởng các quyền lợi từ Chương trình khách hàng thân thiết Co.opmart đang áp dụng rộng rãi tại hệ thống bán lẻ của Saigon Co.op trên cả nước như tích điểm, nhận chiết khấu thương mại, tham gia các chương trình khuyến mãi dành riêng, mua hàng giá ưu đãi dành riêng, nhận quà sinh nhật, quà tết và tham gia chương trình khuyến mãi dành riêng cho thẻ đồng thương hiệu do VietinBank - Saigon Co.op và Visa thường xuyên phối hợp thực hiện. Trước đó, Saigon Co.op cũng đã phát hành thẻ đồng thương hiệu cùng các ngân hàng Vietcombank, BIDV và DongA Bank. Nhiều nhà bán lẻ khác cũng bắt tay cùng ngân hàng đã phát hành thẻ đồng thương hiệu cho khách hàng. Cụ thể, Takashimaya kết hợp với đối tác giới thiệu thẻ Saigon Centre - Takashimaya - Vietcombank trong khi Lotte Mart kết hợp với Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam phát hành thẻ Lotte - Maritime Bank; Aeon liên kết với Vietcombank đưa vào sử dụng thẻ Aeon Vietcombank. Từ đầu tháng 8/2017, các khách hàng mua xăng dầu tại 2.400 cửa hàng Petrolimex trên toàn quốc cũng có thể thanh toán bằng thẻ ATM qua máy chấp nhận thẻ POS đặt tại đây. Có 41 ngân hàng thành viên thuộc Liên minh thẻ NAPAS (Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam) chấp nhận thanh toán bằng thẻ cho các khách hàng của Petrolimex. Nhiều DN khác cũng hợp tác với ngân hàng triển khai nhiều chương trình khuyến mại khuyến khích khách hàng chi tiêu, mua sắm dịch vụ qua thẻ khi mua vé máy bay, đồ điện tử, điện máy... Trong lĩnh vực dịch vụ công, đầu tháng 7 vừa qua, Trung tâm Đấu thầu qua mạng Quốc gia kết hợp cùng với VietUnion chính thức triển khai dịch vụ hành chính công, cho phép người dân thanh toán trực tuyến để hoàn tất hồ sơ mà không mất thời gian đến cơ quan cấp đăng ký. Kênh kết nối thanh toán điện tử của Trung tâm Đấu thầu qua mạng Quốc gia (Cục Quản lý Đấu thầu-Bộ Kế hoạch Đầu tư) được triển khai tại website muasamcong.mpi.gov.vn. Việc kết nối này cho phép các pháp nhân trên cả nước khi đăng ký đấu thầu qua hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có thể đóng các khoản phí tương ứng qua cổng Payoo theo các hình thức thanh toán như thẻ ATM nội địa, thẻ quốc tế (Mastercard, Visa) hay ví điện tử. Bên cạnh đó, với xu hướng thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến, VietUnion đã mở rộng kết nối đến các cơ quan hành chính để cung cấp tiện ích thanh toán. Hiện dịch vụ thanh toán trực tuyến của Payoo cũng đã kết nối thành công đến Cổng thông tin điện tử Xuất nhập cảnh tại kênh evisa.xuatnhapcanh.gov.vn, đây là kênh cấp thị thực điện tử (eVisa) cho người nước ngoài tại Việt Nam. Payoo cũng kết nối với Sở Công Thương TP.HCM để cung cấp các dịch vụ công một cửa hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thanh toán lệ phí trực tuyến… Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng đã triển khai dịch vụ thu, nộp học phí, viện phí, hóa đơn tiền điện… qua kênh thanh toán điện tử. Mới đây, NHNN cũng có văn bản đề nghị các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và NAPAS hợp tác chặt chẽ với BHXH để đẩy mạnh thanh toán điện tử trong phối hợp thu nộp và chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Tỷ trọng ngày càng tăng Theo thống kê, hiện đã có 65 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ internet banking, 35 ngân hàng thương mại cung ứng dịch vụ mobile banking và nhiều tổ chức trung gian cung ứng các dịch vụ thanh toán điện tử. Nhờ sự phát triển nhanh của dịch vụ thanh toán điện tử, hiện tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán đã giảm xuống còn khoảng 12% từ mức hơn 14% của năm 2010. Với tốc độ phát triển như hiện nay, các chuyên gia dự báo đến khoảng năm 2020 tỷ trọng này sẽ đạt thấp hơn 10%. Tại Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN-HCMc), hiện đơn vị đã liên kết với 22 ngân hàng thương mại và 8 công ty fintech trung gian để thực hiện thanh toán điện tử. Tính đến cuối tháng 7/2017 đã có gần 1,7 triệu khách hàng của EVN-HCMc thực hiện thanh toán điện tử qua ngân hàng thương mại và các hình thức thanh toán trung gian. Doanh thu từ việc thanh toán điện tử của EVN-HCMc hiện đạt khoảng 60% doanh thu của đơn vị. Hiện đơn vị đang tiếp tục tuyên truyền để phấn đấu đến 2020 tỷ lệ này sẽ đạt 100%. Các DN cũng cho biết, việc thanh toán điện tử sẽ giúp tiết kiệm được thời gian trong khâu thanh toán và hạn chế tối đa những rủi ro về sai sót trong kiểm đếm, tiền giả. Trong khi đó, để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, các ngân hàng cần đưa ra mức phí cạnh tranh đồng thời duy trì nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn, bảo mật và thuận lợi trong các giao dịch. Ngoài ra, các chuyên gia cũng lưu ý các khách hàng sử dụng dịch vụ cần có đủ kiến thức về thanh toán điện tử để tránh bị nhiễm các mã độc, hoặc bị kẻ gian lợi dụng dẫn tới mất tiền như một số vụ việc đã xảy ra gần đây. Ngoài ra, đối với các loại thẻ ghi nợ, do có tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau”, được miễn lãi suất trong một thời gian, nên khách hàng cần kiểm soát chặt chẽ mỗi lần “quẹt thẻ”. Bởi nếu để quá hạn thanh toán, khách hàng sẽ bị tính lãi suất khá cao. |