Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là Dự thảo) và lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động. Dự thảo sửa đổi,ịđịnhvềkinhdoanhxăngdầucóđiểmgìmớkq viborg bổ sung quy định về: nguyên tắc điều hành, thời gian điều chỉnh giá xăng dầu; giá bán xăng dầu tối đa; quỹ bình ổn giá xăng dầu; hệ thống kinh doanh xăng dầu; tỷ lệ sở hữu vật chất kinh doanh; điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh (kinh nghiệm, năng lực thực hiện tổng nguồn xăng dầu, kho chứa); nguồn mua xăng của thương nhân phân phối; dự trữ lưu thông xăng dầu… Dự kiến văn bản sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Trên cơ sở kế thừa các nội dung hợp nhất của các Nghị định về kinh doanh xăng dầu hiện hành, Nghị định mới về kinh doanh xăng dầu thay đổi các nội dung sau:
Công thức và cơ chế giá xăng dầu
Theo quy định hiện hành, công tác điều hành giá xăng dầu do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, cụ thể là Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu. Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp xác định yếu tố cấu thành giá cơ sở xăng dầu, rà soát điều chỉnh các khoản chi phí cấu thành giá cơ sở (dựa vào báo cáo của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu), thuế nhập khẩu bình quân gia quyền hàng Quý… và thông báo cho Bộ Công Thương để áp dụng vào công thức tính giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu.
Bộ Công Thương căn cứ phương pháp tính giá cơ sở do Bộ Tài chính hướng dẫn, các yếu tố hình thành giá cơ sở do Bộ Tài chính thông báo, văn bản tham gia ý kiến về phương án điều hành giá của Bộ Tài chính tại từng kỳ điều hành giá xăng dầu để tính toán, công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu theo chu kỳ 7 ngày/lần (như hiện nay). Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu căn cứ giá cơ sở do Bộ Công Thương phối hợp Bộ Tài chính công bố định kỳ để tổ chức giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của thương nhân.
Với cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp phải thực hiện qua quá nhiều bước, thương nhân kinh doanh xăng dầu không chủ động trong quyết định giá bán lẻ xăng dầu trong hệ thống phân phối của thương nhân mà trông chờ vào giá cơ sở do cơ quan quản lý nhà nước công bố rồi thực hiện theo; giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu căn cứ vào các yếu tố hình thành trong quá khứ với thời gian tương đối dài (chi phí kinh doanh, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền được tính toán dựa vào số liệu của Quý trước để áp dụng trong tính toán giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu ở Quý sau) dẫn tới chưa sát với thực tế…
Như vậy, cơ chế điều hành giá xăng dầu hiện nay chưa bảo đảm thực hiện theo cơ chế thị trường theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2007 của Bộ Chính trị khóa X về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể là: áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng, xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá năng lượng minh bạch do thị trường quyết định; Nhà nước điều tiết hợp lý thông qua các công cụ thị trường (thuế, phí, các quỹ…) và chính sách an sinh xã hội phù hợp…
Quán triệt tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2007 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về việc áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng, Nhà nước điều tiết hợp lý thông qua các công cụ thị trường và chính sách an sinh xã hội phù hợp; để tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu với nhau; trong điều kiện xăng dầu thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá (cần có cơ chế kiểm soát giá trần đối với xăng dầu bán lẻ trên thị trường); dự thảo Nghị định quy định nhà nước không tham gia vào quá trình điều hành giá nhưng công bố các yếu tố hình thành giá và để doanh nghiệp tự quyết định giá. Cụ thể:
Nhà nước công bố giá thế giới bình quân 7 ngày/lần (nhiều thương nhân kinh doanh xăng dầu đề xuất 15 ngày/lần để đảm bảo tính ổn định), thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu căn cứ các yếu tố cố định như thuế các loại, được quyền cộng thêm khoản chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức đã được quy định tại Nghị định để công bố giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) trên thị trường. Giá bán xăng dầu của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu trên thị trường không được vượt quá giá được tính toán theo công thức:
Giá bán xăng dầu tối đa bằng (=) { Giá xăng dầu thế giới (x) tỷ giá ngoại tệ} cộng (+) thuế nhập khẩu cộng (+) thuế tiêu thụ đặc biệt cộng (+) thuế bảo vệ môi trường cộng (+) thuế giá trị gia tăng cộng (+) chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức của doanh nghiệp.
Trong đó: Giá xăng dầu thế giới là giá xăng dầu thế giới bình quân 7 ngày (hoặc 15 ngày) liên tiếp (theo ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, doanh nghiệp). Tỷ giá ngoại tệ là tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ bán ra cuối ngày của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tính bình quân theo số ngày có giá xăng dầu thế giới. Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định pháp luật về thuế
Chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức của doanh nghiệp được tính theo các mức tối đa như sau: Phương án 1: Chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức được quy định theo giá trị tuyệt đối. Hiện nay, các khoản chi phí từ khâu tạo nguồn đầu vào, phân phối trong nước và lợi nhuận định mức của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu (bao gồm cả hoa hồng đại lý, chiết khấu tới khâu bán lẻ) khoảng từ 1.800 - 2.500 đồng/lít,kg xăng dầu tùy từng chủng loại.
Phương án 2: Chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức biến đổi theo tỷ lệ % theo biến động giá xăng dầu thế giớiTối đa là…% (chẳng hạn là 20%) trong trường hợp bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức… USD/thùng (chẳng hạn là 30 USD/thùng); Tối đa là…% (chẳng hạn là 10%) trong trường hợp bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức trên… USD/thùng đến… USD/thùng (chẳng hạn là 30 USD/thùng đến 60 USD/thùng);
Tối đa là…% (chẳng hạn là 07%) trong trường hợp bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức trên… USD/thùng đến… USD/thùng (chẳng hạn là 60 USD/thùng đến 90 USD/thùng); Tối đa là…% (chẳng hạn là 05%) trong trường hợp bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức trên… USD/thùng đến… USD/thùng (chẳng hạn là 90 USD/thùng đến 120 USD/thùng); Tối đa là…% (chẳng hạn là 04%) trong trường hợp bình quân giá xăng dầu thế giới 15 ngày đạt mức trên… USD/thùng (chẳng hạn là 120 USD/thùng).
Trường hợp chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức của doanh nghiệp tăng, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu căn cứ công thức tính giá nêu trên để tính toán, công bố giá bán lẻ xăng dầu (riêng dầu madút là giá bán buôn) trong hệ thống không quá giá bán tối đa. Đối với địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu, nếu có chi phí thực tế phát sinh hợp lý, hợp lệ (đã được kiểm toán) tăng cao, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối xăng dầu được quyết định giá bán thực tế tại địa bàn đó (đã được thương nhân ban hành quyết định về địa bàn và thông báo về Bộ Công Thương) để bù đắp chi phí thực tế phát sinh nhưng không vượt quá 02% giá bán xăng dầu tối đa theo quy định.
Theo phương án này, việc tính toán chi phí hàng tháng của thương nhân được giảm bớt, đây là cải cách trong tính toán giúp thương nhân kinh doanh xăng dầu và cơ quan quản lý giá không phải tính toán và công bố định kỳ các chi phí. Doanh nghiệp phải công bố giá đúng theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước theo dõi minh bạch việc công bố giá của các doanh nghiệp; nếu doanh nghiệp không thực hiện đúng sẽ bị cơ quan quản lý nhà nước xử lý.
Các doanh nghiệp phải cạnh tranh về chi phí để chiếm lĩnh thị trường. Thương nhân hoàn toàn dự tính được các chi phí kinh doanh của thương nhân để xây dựng giá bán xăng dầu trong hệ thống của thương nhân và có quyền bán thấp hơn giá bán tối đa theo công thức giá quy định tại Nghị định.