Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt Thông tư 22 về đo lường và chất lượng vàng trang sức,àChànhtiếptayđạilýbánvàngthiếuhàmlượnggiákq u23 han quoc mỹ nghệ lưu thông trên thị trường. Ảnh minh họaTheo phản ánh của Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP.HCM (SJA), thời gian qua có hiện tượng các doanh nghiệp phản ánh thực tế “nhà Chành” chỉ sản xuất các sản phẩm vàng có hàm lượng 61% nhưng bán cho các doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ (các tiệm vàng) với giá của hàm lượng vàng 65%. Sau đó các tiệm vàng lẻ lại bán cho người tiêu dùng với giá của hàm lượng vàng 67%. Như vậy, người tiêu dùng đã mua vàng đắt trong khi vàng lại thiếu tuổi, thiếu hàm lượng. Ông Nguyễn Văn Dưng - Chủ tịch SJA cho rằng, thực tế vàng với hàm lượng 61% nhưng người tiêu dùng phải mua với giá có hàm lượng 67%. Nếu cơ quan nhà nước kiểm tra thì doanh nghiệp thực hiện sai, nếu bán đúng giá với hàm lượng vàng thì doanh nghiệp lỗ !?. Trước đó, đánh giá về các quy định trong Thông tư 22 về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường (Thông tư 22), ông Nguyễn Văn Dưng cho rằng, đó là cơ sở pháp lý để thiết lập trật tự cho thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ và tăng cường bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. "Người dân mua vàng ở những thương hiệu lớn được đảm bảo nguyên chất 100%", ông Dưng nói. Thực tế trên thị trường thời gian qua cho thấy, xuất hiện nhiều chiêu làm giả, làm nhái, bớt xén, độn chất trong vàng… của tư thương để kiếm lời chất chính. Theo Hiệp hội Vàng Việt Nam, ngoại trừ vàng nguyên liệu 9999 có thể mua bán trên diện rộng, còn các loại vàng 98%, 97%, 96%, 95% hầu như chỉ chấp nhận mua bán ở từng địa phương. Thậm chí vàng trang sức 75%, 60%... còn giới hạn trong phạm vi nhỏ là mua ở cửa hàng nào thì bán ở cửa hàng đó vì các cửa hàng thường không công nhận chất lượng sản phẩm của nhau. Vàng trang sức, mỹ nghệ bán ra phải đảm bảo đủ hàm lượng, đúng giá. Ảnh minh họaLãnh đạo Công ty Vàng bạc Phú Quý cho biết, chỉ cần nâng khống độ tuổi vàng lên 0,5%, người tiêu dùng đã bị móc túi vài trăm nghìn đồng/sản phẩm. Các chuyên gia cho rằng, khi sự vào cuộc của các cơ quan chức năng đủ mạnh, thanh tra, kiểm tra diện rộng sẽ góp phần khống chế được tình trạng làm ăn gian rối và tiếp tay của các “nhà Chành” với các đại lý bán lẻ vàng trang sức mỹ nghệ giá cao, thiếu hàm lượng, thiếu tuổi. Theo bà Cao Ngọc Dung - TGĐ Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, để sản phẩm đạt được hàm lượng vàng 75%, công ty đã phải sử dụng nguyên liệu có hàm lượng 75,3% - 75,5%, đồng thời các vẩy hàn cũng có chất lượng tương đương và cao hơn hàm lượng vàng để sản phẩm không bị giảm tuổi. Đối với những sản phẩm sản xuất từ trước đó, công ty điều chỉnh lại thông tin đúng theo tuổi vàng. Bởi trước đây, công ty đăng ký sai số hàm lượng vàng trong sản phẩm là +/- 0,5% nhưng Thông tư 22 thì hàm lượng có sai số thấp hơn, từ 0,1% đến 0,3%”. Theo khảo sát của PV, hiện nay các doanh nghiệp vàng không chỉ ở TP. Hồ Chí Minh mà còn nhiều địa phương khác của cả nước đã nắm tương đối rõ các quy định của Thông tư 22. Các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường đã được các doanh nghiệp quan tâm hơn để ghi đúng nhãn mác, hàm lượng và niêm yết giá cả. Chỉ còn một bộ phận nhỏ các cửa hàng, tiệm vàng hoạt động chui chưa làm tốt việc đó. Nhận định về thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ khi Thông tư 22 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, ông Trần Văn Vinh – Phó Tổng cục trưởng – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng: “Khoảng thời gian 8 tháng trước khi Thông tư chính thức có hiệu lực cũng chính là khoảng thời gian để giải quyết các sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ chưa đáp ứng yêu cầu. Chưa kể Nghị định 24/2012/NĐ-CP đã có hiệu lực từ khoảng tháng 5 năm 2012 (tức là khoảng 2 năm trước đây) đã có quy định vàng trang sức mỹ nghệ phải đóng ký mã hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, phải công bố tiêu chuẩn áp dụng. “Tôi phỏng đoán rằng những doanh nghiệp nào vẫn có tư tưởng gian lận về tuổi vàng để kiếm lời sẽ cho rằng khó thực hiện theo thông tư quy định”, ông Trần Văn Vinh cho biết. Kể từ ngày 01/6/2014, Thông tư 22 về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường có hiệu lực, một trật tự mới trên thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ đang được lập lại, góp phần ổn định trật tự trong sản xuất, kinh doanh vàng của doanh nghiệp. Theo quy định tại Thông tư số 22, giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ quy định cụ thể như sau: 1‰ đối với vàng có hàm lượng từ 99,9 % trở lên; 2‰ với vàng hợp kim có hàm lượng từ 80 % đến dưới 99,9 %; 3‰ đối với vàng hợp kim có hàm lượng dưới 80 %.
Nguyễn Nam TRỰC TIẾP: Giải đáp vướng mắc thông tư 22 quản lý chất lượng Vàng |