【nhan dinh bong da tbn】Tin tức kinh doanh 24h mới nhất ngày 9/3: Nhiều quốc gia cách ly, khử khuẩn tiền giấy

  发布时间:2025-01-10 00:50:59   作者:玩站小弟   我要评论
Nhiều quốc gia cách ly, khử khuẩn tiền giấy do Covid-19Để ngăn dịch covid-19 lây lan, h nhan dinh bong da tbn。

Nhiều quốc gia cách ly,ứckinhdoanhhmớinhấtngàyNhiềuquốcgiacáchlykhửkhuẩntiềngiấnhan dinh bong da tbn khử khuẩn tiền giấy do Covid-19

Để ngăn dịch covid-19 lây lan, hàng loạt quốc gia trên thế giới đã cách ly, khử khuẩn tiền giấy và thúc đẩy thanh toán điện tử.

Thứ 6 tuần trước, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết sẽ cách ly tiền giấy đang lưu thông trong 2 tuần để khử khuẩn và tiêu hủy bớt, nhằm giảm nguy cơ lây lan virus.

Trước đó, giới chức Trung Quốc cũng mạnh tay khử khuẩn tiền giấy bằng tia cực tím và nhiệt độ cao. Trong nhiều trường hợp, họ cũng tiêu hủy tiền. Những tờ tiền này chủ yếu đến từ khu vực có rủi ro lây nhiễm cao, như bệnh viện.

Bảo tàng Louvre của Pháp tuần này cấm thanh toán bằng tiền mặt do Covid-19 bùng phát. Họ chỉ chấp nhận thẻ tín dụng, nhằm giúp nhân viên yên tâm trở lại làm việc, AP cho biết.

Trong khi đó, từ ngày 21/2, các chi nhánh của Fed trên toàn nước Mỹ đã cách ly số đôla từ châu Á trong 7 – 10 ngày. Họ sau đó sẽ xử lý và đưa chúng trở lại lưu thông qua các tổ chức tài chính.

Thanh toán di động và không chạm như Apple Pay, Samsung Pay và Google Pay đang là các lựa chọn thay thế tiền mặt. Người mua chỉ cần điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để thanh toán tại cửa hàng. "Cũng dễ hiểu vì sao họ muốn dùng điện thoại hay thẻ, vì không cần ký và không cần chạm vào thiết bị", Aaron Press – nhà nghiên cứu tại IDC cho biết.

Nhiều doanh nghiệp cũng đã thay đổi chính sách để giảm tiếp xúc với bề mặt. Starbucks ngừng sử dụng cốc cá nhân tại các cửa hàng ở Bắc Mỹ. Instacart cũng ra mắt dịch vụ giao hàng tận nhà, nhằm giảm tiếp xúc người với người.

"Chúng ta đang phát tán vi sinh vật thông qua tiền mặt", Paul Matewele – Giảng viên Đại học London Metropolitan cho biết trên CNN, "Các nghiên cứu chỉ ra ở đây hiện diện những thứ chúng ta chẳng bao giờ nghĩ tới".

Nông dân Hưng Yên tự chặt bỏ hàng trăm gốc chuối

Nguồn tin từ báo Tiền phong cho biết, dgười dân xã Đại Lập (Khoái Châu, Hưng Yên) tự chặt bỏ hàng trăm gốc chuối chín khi đang đến mùa thu hoạch do không thể xuất khẩu sang Trung Quốc vì dịch Covid-19.

Được biết, xã Đại Tập có diện tích trồng chuối khoảng 300 mẫu với 100 hộ. Mỗi hộ dân xã Đại Lập đều bỏ số tiền lớn để để đầu tư trồng chuối, giờ không thể thua được cả gốc lẫn lãi. Ước tính mỗi hộ nông dân ở đây đến hàng trăm triệu đồng, các khoản đầu tư đều vay ngân hàng.

Ông Nguyễn Văn Tuyền (huyện Khoái Châu, Hưng Yên) tự mình chặt bỏ các gốc cây chuối đã chín rụng. "Thương lái không về thua mua, giờ chuối đến mùa thu hoạch không mang đi đâu được, giờ không có thu nhập mất cả gốc lẫn lãi không giả được", ông Tuyền chia sẻ.

Thông thường, giống chuối ở đây thường là giống chuối tây, trồng khoảng 18 tháng là có thể thu hoạch và xuất khẩu sang Trung Quốc với giá chuối từ 9 -10 nghìn đồng. Năm nay giá chuối rớt thảm chỉ còn 3 nghìn đồng nhưng thương lái không thu mua, không thể xuất khẩu do dịch Covid-19.

Điện máy ế ẩm, doanh nghiệp vẫn nhập hàng

Theo khảo sát của báo Người lao động, sức tiêu thụ các mặt hàng máy lạnh, quạt điện, điều hòa tại các siêu thị, trung tâm điện máy tại TP HCM giảm đáng kể trong thời gian qua.

Đại diện một số nhà bán lẻ điện máy xác nhận sức mua các sản phẩm giải nhiệt năm nay giảm từ 30%-50% so với cùng kỳ năm ngoái, dù đã kích hoạt nhiều chương trình giảm giá với mức giảm từ 20%-50% tùy sản phẩm.

Dù vậy, một số nhà bán lẻ vẫn tăng cường nhập hàng, tập trung vào các dòng máy lạnh có tính năng lọc khí, máy lọc không khí có các tính năng diệt khuẩn, máy làm mát, tủ lạnh, máy lọc nước... để có nguồn hàng phục vụ nhu cầu giải nhiệt mùa nóng sắp tới. Các nhà bán lẻ cũng đang có tâm lý đón chờ dịch bệnh Covid-19 qua đi, thị trường ấm trở lại, nhu cầu thị trường tăng mạnh.

Cả nước có 7 nhóm hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD

Số liệu thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, sau 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 31,3 tỷ USD, tăng 4,1% so với cùng kỳ.

Đến nay, cả nước có 7 mặt hàng xuất khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, trong đó đều là các mặt hàng thuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến. Cụ thể: Đồ gỗ đạt gần 1,5 tỷ USD; dệt may đạt 4,5 tỷ USD; giày dép 2,7 tỷ USD; điện tử, máy tính, linh kiện 5,3 tỷ USD; điện thoại và linh kiện gần 6,9 tỷ USD; máy móc, thiết bị và phụ tùng 2,9 tỷ USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 1,4 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính trong nhóm hàng công nghiệp chế biến đều tăng so với cùng kỳ năm 2019. Những mặt hàng có kim ngạch sụt giảm được ghi nhận như: Hàng dệt và may mặc giảm 1,7%; xơ, sợi dệt các loại giảm 16,5%; sắt thép các loại giảm 33,9%; sản phẩm từ sắt thép giảm 7,9%...

Kim ngạch xuất khẩu nhóm nông, lâm, thuỷ sản 2 tháng đầu năm đạt 3,03 tỷ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, chỉ có 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là gạo và sắn (tăng lần lượt là 20,5% và 55,8%).

Theo Bộ Công Thương, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong ngắn hạn dự báo sẽ có nhiều khó khăn với những yếu tố bất lợi do diễn biến tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu lây lan mạnh bên ngoài Trung Quốc, đặc biệt là tại Hàn Quốc và Nhật Bản - những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài có thể tác động tiêu cực tới mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả năm 2020.

Bảo My(t/h)

相关文章

最新评论