【bong88 soi kèo】Cạnh tranh cấp doanh nghiệp nhìn từ các con số

  发布时间:2025-01-26 04:16:34   作者:玩站小弟   我要评论
Các doanh nghiệp chế biến chế tạo luôn gặp phải cạnh tranh khốc liệt Ảnh: ST Báo cáo điều tra khoản bong88 soi kèo。

canh tranh cap doanh nghiep nhin tu cac con so

Các doanh nghiệp chế biến chế tạo luôn gặp phải cạnh tranh khốc liệt Ảnh: ST

Báo cáo điều tra khoảng 8000 doanh nghiệp chế biến,ạnhtranhcấpdoanhnghiệpnhìntừcácconsốbong88 soi kèo chế tạo ngoài nhà nước thuộc 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam được thực hiện bởi Nhóm Nghiên cứu Kinh tế phát triển (DEGR) thuộc Đại học Tổng hợp Copenhagen (UoC) và Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

81% doanh nghiệp gặp khó

Báo cáo cho biết: Hầu hết các công ty trong lĩnh vực sản xuất Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của đổi mới công nghệ. Việc áp dụng các công nghệ mới cho phép các công ty nâng cao năng lực và chất lượng các sản phẩm. Hơn nữa, công nghệ mới thường là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của sản phẩm mới, cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm hiện có. Nói rộng hơn, nó cũng có thể giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và do đó giảm chi phí sản xuất.

Hơn 3/4 doanh nghiệp (trong tổng số 8000 doanh nghiệp chế biến chế tạo) khi được hỏi đều trả lời họ mong muốn đổi mới công nghệ.

Động lực chính để các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ là nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm. Tiếp theo là muốn tăng năng suất. Song, yêu cầu pháp lý (ví dụ liên quan đến sản xuất thân thiện với môi trường hơn, an toàn và đạt chứng nhận chất lượng) đóng một vai trò không đáng kể (1,3%).

Các doanh nghiệp cũng ít quan tâm đến việc cải thiện công nghệ để hoạt động trong các lĩnh vực mới. Chỉ có 2% số công ty xem việc chuyển đổi sang sản phẩm mới là một phần của chiến lược cải tiến công nghệ của họ.

“Điều này cho thấy các công ty theo đuổi chiến lược nâng cao năng suất sản phẩm truyền thống của mình, và không quá chú tâm đến tìm kiếm thị trường mới trong các ngành công nghiệp khác nhau” – Báo cáo chỉ rõ.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nhấn mạnh rằng họ phải đối mặt với các vấn đề khó khăn khi muốn cải tiến công nghệ hiện có.

81% các công ty phải đối mặt với những vấn đề khó khăn trong chiến lược nâng cấp dây chuyền sản xuất, khiến quá trình này diễn ra chậm chạp. Trong đó thiếu vốn được xem là vấn đề nghiêm trọng nhất. 63% doanh nghiệp tìm thấy công nghệ phù hợp, nhưng lại quá đắt để mua.

Ngoài ra, thiếu lao động có tay nghề và thiếu một cơ sở hạ tầng cơ bản cũng là những yếu tố trì hoãn việc tiếp cận công nghệ mới của doanh nghiệp.

Phụ thuộc vào thời hạn hợp đồng

Chuyển giao công nghệ có thể diễn ra khi có được một thỏa thuận hợp đồng an toàn giữa doanh nghiệp và đối tác. Song chỉ khoảng 6,5% doanh nghiệp thường xuyên kí kết các hợp đồng dài hạn (trên 3 năm) với khách hàng của họ, trong khi phần lớn các hợp đồng hiện tại (93,5%) có thời gian dưới một năm.

Kết quả chỉ ra rằng các công ty nhỏ và siêu nhỏ ít có khả năng ký hợp đồng dài hạn với khách hàng. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI có xác suất cao hơn trong việc đạt thỏa thuận hợp đồng dài hạn với khách hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp phía Bắc thường có nhiều khả năng thoả thuận được những hợp đồng dài hạn.

Điều thú vị là liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp FDI dễ dàng đạt được thỏa thuận về chuyển giao công nghệ với khách hàng, trong khi điều này ít xảy ra đối với trường hợp của các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Cuối cùng, các thoả thuận chuyển giao công nghệ trực tiếp từ khách hàng cho doanh nghiệp thường diễn ra ở khu vực Đông Bắc và vùng đồng bằng sông Hồng của Việt Nam.

Cạnh tranh khốc liệt

Hầu hết các doanh nghiệp đều nhấn mạnh rằng sự cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất là khốc liệt. Thật vậy, hơn 30% doanh nghiệp có trên 10 đối thủ cạnh tranh liên quan đến sản phẩm, dù họ đang tập trung vào thị trường trong nước hay quốc tế.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý rằng các công ty tập trung vào thị trường quốc tế cho biết không có áp lực cạnh tranh đáng kể. Điều này cho thấy các nhà xuất khẩu Việt Nam có nhiều khả năng hoạt động tại thị trường thích hợp.

Khoảng 35% doanh nghiệp báo cáo rằng các sản phẩm bị cạnh tranh nhiều nhất về giá cả. Đặc biệt, các công ty hoạt động trong lĩnh vực in ấn và xuất bản, cao su và các sản phẩm nhựa có nhiều khả năng phải đối mặt với cạnh tranh về giá nhất.

Đối với hàng hoá xuất khẩu hoàn chỉnh, thị trường chủ yếu bao gồm Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản, trong khi xuất khẩu sản phẩm trung gian thì Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc là các điểm đến chính.

Doanh nghiệp xuất khẩu tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần mà không có sự tham gia của Nhà nước nói chung ít có khả năng xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng của họ ở nước ngoài. Bởi vì họ phụ thuộc nhiều vào những công ty trung gian để thực hiện các giao dịch quốc tế.

Cuộc điều tra tận dụng nguồn số liệu doanh nghiệp dồi dào của Tổng cục Thống kê (từ năm 2000), nhưng đi sâu hơn vào việc thu thập số liệu và tìm hiểu các vấn đề về cạnh tranh và công nghệ mà các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt. Việc nghiên cứu thực địa được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn trong khoảng tháng 4 đến tháng 8 năm 2010.

Dựa vào số liệu thu thập được, các nghiên cứu sâu hơn về khu vực tư nhân của Việt Nam đang được tiến hành. Thêm vào đó, 3 cuộc điều tra tiếp theo đã được lên kế hoạch cho các năm 2011 (đang thực hiện), 2012 và 2013 nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu bảng.

Lương Bằng

相关文章

最新评论