【trận club america】Cần cơ chế tăng vay ưu đãi, giảm cho không với người nghèo
Đầu tư nhiều nhưng vẫn còn hạn chế
Trả lời câu hỏi của Đại biểu Phùng Văn Hùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế về việc mặc dù đã có nhiều chính sách cho vùng đồng bào dân tộc và vùng miền núi, nhưng việc đảm bảo nguồn lực ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện chính sách và niềm tin của người dân, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về công tác dân tộc, Đảng, Nhà nước rất quan tâm và đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ. Chỉ tính riêng giai đoạn 2011-2015, đã có 181 chính sách thể hiện ở 264 văn bản. Từ năm 2016 đến nay, nếu trừ đi số chương trình đã kết thúc và cộng với chương trình ban hành mới thì còn 116 chính sách.
Về nguồn lực ngân sách: đã có sự ưu tiên bố trí. Với Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, đã bố trí 200.000 tỷ cho giai đoạn 2016-2020, tăng 2,28 lần giai đoạn trước. Đầu tư vốn ODA hơn 38.000 tỷ, tăng 2,47 lần so với giai đoạn trước. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thiếu bền vững... đang là vấn đề thách thức.
“Tại sao đầu tư nhiều như thế nhưng vẫn còn tồn tại, hạn chế như vậy? Theo quan điểm của tôi đó là do điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên, dân trí ở vùng này, dẫn đến sinh kế rất khó, từ đó khó thể nào xóa đói giảm nghèo mà chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống và các thiết chế văn hóa. Chỉ cần một trận lũ thì quay về nghèo ngay. Đó là chưa nói một bộ phận không nỗ lực, ỷ lại”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân tích.
Vì vậy, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vấn đề ở đây là phải tập trung giải quyết an sinh xã hội cho người dân, tức là y tế, giáo dục, tuyên truyền, thiết chế văn hoá, không để cho người dân đói, rét. Còn tạo điều kiện phát triển sản xuất là phương thức phải cố gắng.
Tuy Nhà nước đã kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các vùng miền núi nhưng doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà vì với họ, đầu tư phải có lợi nhuận, có điều kiện thuận lợi mới đến. Vùng đồng bào khó khăn, xa trung tâm, cơ sở hạ tầng kết nối kém, nguồn nhân lực không đáp ứng... thì khó thu hút đầu tư. Do đó, giải pháp quan trọng nhất vẫn là quy hoạch sử dụng đất, nhất là vùng miền núi phía Bắc; Thứ hai là cơ sở hạ tầng; Thứ ba là nguồn nhân lực và thứ tư là tiếp tục có các chính sách.
Cụ thể, về nguồn lực, phải chọn lọc một số công trình mang tính cấp bách để đề nghị xử lý ngay. Trong giai đoạn này, tinh thần chung là giảm đầu mối các chương trình, không xây dựng các chương trình riêng.
Có tình trạng không muốn "thoát" nghèo
Đề cập đến các giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề “lõi nghèo” của Đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến đã đề xuất 3 giải pháp chính. Đó là, đẩy mạnh kết nối giao thông, thị trường tiêu thụ sản phẩm; giải quyết yếu tố sinh kế như đất sản xuất, nước sinh hoạt; thu hút đầu tư vào vùng này, dạy nghề tạo việc làm. Theo đó, cần chương trình quốc gia đủ mạnh để giải quyết căn cơ, đáp ứng mong đợi của bà con.
Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến cũng cho rằng, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để bà con tự hào về nguồn cội, tự tin có thể thoát nghèo và tự lực phát huy nguồn lực để vươn lên, không trông chờ, dựa dẫm vào Nhà nước. Bởi hiện nay, trong thực tiễn chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo là một trong những nguyên nhân để một số không nhiều đồng bào còn tư tưởng dựa dẫm, có tình trạng không muốn ra khỏi hộ nghèo. Do đó, hướng tới cần có cơ chế tăng vay ưu đãi, giảm cho không đối với hộ nghèo, đi đối với đó là hỗ trợ có điều kiện.
“Để công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt hiệu quả cao, điều cần nhất là tích hợp tất cả các chính sách lại thành Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tránh tình trạng phân tán như hiện nay”, Bộ trưởng Đỗ Văn Chiến kiến nghị.
Kết luận phiên chất vấn sáng nay, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình cho biết, sẽ ưu tiên bố trí ngân sách, xây dựng và triển khai đề án tập trung cho thôn bản khó khăn tại 35 tỉnh. Đồng thời Chính phủ sẽ chỉ đạo bộ ngành trình cấp có thẩm quyền bố trí ngân sách ở mức cao nhất; hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội.
Riêng vốn thực hiện chính sách, Nghị quyết của Chính phủ năm 2018 đã xác định sử dụng nguồn vốn kinh phí còn lại, phần tiết kiệm chi thường xuyên và dự phòng vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn để cân đối bổ sung một phần nguồn lực để địa phương thực hiện. Cùng với đó là thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này, khai thác lợi thế để phát triển kinh tế lâm nghiệp, cây đặc sản, chăn nuôi, du lịch...
Chiều nay, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm sẽ đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, nhất là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp; Công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; tội phạm kinh tế; tội phạm về chức vụ; tội phạm sử dụng công nghệ cao; tội phạm ma túy; Công tác quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
-
Hải quan Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩuRoK commits to supporting Mekong countries in accessing COVIDPM praises intelligence department for 'strong solidarity' to winNational Assembly adopts revised lawsInfographics: 233.419 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong năm 202437th ASEAN Summit and related summits beginVietnamese, Japanese defence ministers hold phone talksASEAN 37 continues highlighting the importance of ASEAN centralityPrudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”PM calls for a billion more trees
- ·Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọt
- ·Việt Nam, RoK pledge to deepen bilateral relations
- ·National Assembly adopts revised laws
- ·Criminals using COVID
- ·Google chi 1 tỷ USD cho Apple để làm công cụ tìm kiếm mặc định
- ·US committed to support a strong, prosperous, and independent Việt Nam: Pompeo
- ·PM asks newly
- ·ASEAN and RoK relations to be further elevated with upcoming summit
- ·Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
- ·Việt Nam urges parties in Central Africa to respect peace agreement
- ·US committed to support a strong, prosperous, and independent Việt Nam: Pompeo
- ·Vice President calls for solidarity among ASEAN businesswomen
- ·Bộ Công Thương bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Pháp chế
- ·Việt Nam, Nigeria strengthen bilateral relations
- ·Lawmaker relieved from position for Cyprus passport scandal
- ·S Korean top legislator wraps up visit to Việt Nam
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Đầu tuần có mưa, rồi hửng nắng tăng nhiệt
- ·PM Phúc confident of successful 37th ASEAN Summit
- ·UK’s former PM ready to help Việt Nam attract high
- ·Việt Nam calls for more humanitarian aid to Syria amid COVID
- ·Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·ASEAN, UN officials gather at ministerial meeting
- ·VN, Japan agree on quarantine
- ·National Assembly adopts revised laws
- ·Khởi tố loạt giám đốc doanh nghiệp mua bán trái phép hoá đơn
- ·Belgium Consulate in HCM City inaugurated
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·ASEAN and Việt Nam’s active contributions
- ·Việt Nam's ASEAN 2020 Chairmanship: Overcoming challenges to stay responsive
- ·2020 ASEAN National Committee holds 6th session meeting
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Speaker of RoK National Assembly begins Việt Nam visit
- ·ASEAN Senior Labour Officials Meeting opens
- ·UAE leaders sends sympathies over central Việt Nam's floods
- ·Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- ·Japanese PM meets with National Assembly leader, students