【lịch đấu epl】Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Mấu chốt là công nghiệp hạ nguồn

时间:2025-01-25 16:33:47 来源:88Point
7 giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô: Vẫn nhiều rào cản
TP.HCM: Nhiều hoạt động thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ
Tìm giải pháp kết nối phát triển công nghiệp hỗ trợ
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Còn loay hoay
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ
Nhiều ưu đãi mới cho phát triển công nghiệp hỗ trợ
Cần đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử
TP.HCM: Nhiều rào cản phát triển công nghiệp hỗ trợ
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành nhựa- cao su theo hướng chuyên môn hóa
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Mấu chốt là công nghiệp hạ nguồn
Các DN nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Ảnh: Nguyễn Thanh

Tỷ lệ nội địa hóa rất thấp

Thời gian qua, DN CNHT Việt Nam đã phát triển về cả số lượng và chất lượng, cải thiện năng lực sản xuất và tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, quy mô và năng lực của các DN CNHT còn nhiều hạn chế. Báo cáo do Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII lĩnh vực Công Thương mới đây, khi nhắc tới ngành CNHT đã nêu rõ, hiện toàn quốc trong số khoảng 1.800 DN sản xuất phụ tùng, linh kiện chỉ có khoảng hơn 300 DN trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.

Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ, số DN đang hoạt động trong ngành CNHT tính đến hết năm 2018 là khoảng 1.800 DN sản xuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500 DN sản xuất nguyên vật liệu cho ngành dệt may, da giày (chiếm gần 4,5% tổng số DN của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). Các DN CNHT tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, với doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh trong năm 2019 ước đạt hơn 900.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo.

Về năng lực tổ chức quản lý sản xuất và công nghệ kỹ thuật của phần lớn các DN CNHT Việt Nam, Chính phủ đánh giá còn nhiều hạn chế. Đến nay, các DN nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm CNHT. Khoảng cách giữa yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các DN sản xuất nội địa còn rất lớn.

Từ góc độ DN FDI, bà Đào Thị Thu Huyền, Phó giám đốc Văn phòng Tổng Giám đốc, Công ty TNHH Canon Việt Nam cho biết, Canon luôn tìm kiếm nhà cung cấp Việt Nam. Hiện, Canon có 59 nhóm linh kiện cần nội địa hóa và luôn đăng tải trên website của DN. "Ở Việt Nam hiện nay là các nhà cung cấp đã cung cấp gì cho chúng tôi? Nhựa, bao bì đóng gói, linh kiện in ấn… trong khi một máy in có gần 400 linh kiện và nhiều chủng loại khác nhau. Khi chúng tôi tìm kiếm thêm mới vẫn chỉ là nhà cung cấp linh kiện nhựa. Còn nhiều "sân" cho DN Việt nhưng DN lại không tập trung", bà Huyền nói.

Đáng chú ý, báo cáo của Chính phủ nêu rõ, khả năng tự cung ứng các sản phẩm CNHT trong nước còn nhiều bất cập; tỷ lệ nội địa hóa trong nhiều ngành công nghiệp còn thấp. Điển hình có thể kể trường hợp ngành dệt may. Hiện, tỷ lệ nội địa hóa của các DN dệt may mới đạt khoảng 40 - 45%. Tương tự với ngành da giày, nguyên phụ liệu chiếm tới 68-75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, nhưng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm này của DN Việt Nam hiện chỉ đạt 40-45%. Thậm chí, với ngành điện tử tin học, viễn thông; điện tử chuyên dụng và các ngành công nghiệp công nghệ cao, tỷ lệ nội địa hóa còn èo uột hơn nhiều với con số lần lượt là 15% và 5%.

"Ngành điện tử của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các DN FDI, đặc biệt là Samsung. Hầu hết các linh kiện nội địa hóa đều do các DN FDI cung cấp. Mới chỉ có khoảng 35 DN Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung. Các DN Việt Nam chủ yếu cung cấp vật tư tiêu hao, bao bì, in ấn...với giá trị cung ứng rất nhỏ so với nhu cầu linh kiện và phụ tùng của Samsung", đại diện Bộ Công Thương nói.

Tập trung phát triển công nghiệp hạ nguồn

Liên quan tới phát triển CNHT Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay, ngay đầu tháng 8/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT, đặt ra mục tiêu đến năm 2030, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp; có khoảng 2.000 DN đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các DN lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

"Điều này một lần nữa khẳng định ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc phát triển CNHT trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh kinh tế Việt Nam. Đặc biệt, sau tác động của dịch Covid-19, trên thế giới sẽ xuất hiện xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam. Muốn tận dụng cơ hội, việc cải tiến sản xuất và nâng cao năng suất chất lượng cần phải được thực hiện thường xuyên, bởi điều các DN FDI quan tâm khi lựa chọn nhà cung ứng là quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra phải được chuyên nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu về nguồn nguyên liệu trong thời gian dài", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Một số chuyên gia đánh giá, để phát triển ngành CNHT Việt Nam thời gian tới, giải pháp cần thiết là rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách mới phù hợp với các cam kết hội nhập để hỗ trợ cho DN công nghiệp phát triển; tiếp tục có các chính sách mới trong quản lý và thu hút đầu tư để đảm bảo các DN FDI có sự liên kết và chuyển giao công nghệ cũng như tạo ra những lan tỏa cho DN CNHT trong nước.

Ngoài ra, điểm mấu chốt được báo cáo của Chính phủ nhắc tới là cần tiếp tục phát triển mạnh công nghiệp hạ nguồn, trong đó có một số ngành như công nghiệp năng lượng, các ngành công nghiệp về cơ khí chính xác cũng như một số ngành cơ khí chế tạo. Năng lực các DN công nghiệp Việt Nam còn thấp, hàm lượng giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trong nước chưa cao, vì vậy, giải pháp chung nhằm phát triển công nghiệp hạ nguồn, trước tiên Chính phủ cần có các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ thị trường nội địa, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh để thúc đẩy phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp trong nước.

Các biện pháp cụ thể có thể tính đến là có chính sách, giải pháp quyết liệt và nhất quán tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm một số DN Việt Nam trong các ngành công nghiệp hạ nguồn trọng điểm như ngành ô tô, điện - điện tử, dệt may, da giày trở thành các tập đoàn có tầm cỡ khu vực, tạo hiệu ứng lan tỏa và dẫn dắt các DN CNHT trong nước phát triển; xây dựng chính sách về thuế NK đối với linh kiện, phụ tùng NK linh hoạt, phù hợp để giúp các DN sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh cắt giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh so với hàng hoá NK...

Bên cạnh sự hỗ trợ về mặt chính sách từ cơ quan quản lý nhà nước, các DN CNHT cũng cần nâng cao tính tự chủ, quyết liệt của mình. Nói như đại diện Samsung Việt Nam thì, trong khi thay đổi công nghệ, dây chuyền với DN Việt Nam là điều vô cùng khó khăn, trừ khi có rất nhiều vốn, Samsung khuyến khích và khuyên DN nên nỗ lực trong các mảng khác, đặc biệt là nghiên cứu và phát triển (R&D). "Chi phí R&D của DN Việt Nam rất thấp, trung bình chỉ khoảng 0,2-0,3% doanh thu. Ví dụ, cùng 1 con ốc, nay DN bán 1 đồng, sang năm bán 0,8 đồng thôi hoặc chất lượng tốt hơn nhưng đồng giá. Không có R&D thì ko bao giờ làm được điều đó", vị này phân tích.

推荐内容