【kết quả mexico liga】Thông tư 22 không chi phối tới từng thợ kim hoàn
Thông tư 22 không chi phối thợ kim hoàn. Ảnh minh họa
Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN (Thông tư 22) ngày 26/9/2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quy định về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức,ôngtưkhôngchiphốitớitừngthợkimhoàkết quả mexico liga mỹ nghệ lưu thông trên thị trường bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/6/2014. Sự ra đời của thông tư này đã được lùi thời hạn tới 8 tháng, quá đủ thời gian để cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng tìm hiểu các nội dung của thông tư quy định.
Tới khi thông tư đi vào cuộc sống, đa số các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh vàng đều cho rằng, thị trường vàng trang sức, mỹ nghệ thiết lập lại một trật tự mới. Lần đầu tiên có một quy định đủ sức nặng để "điều tiết" cho thị trường. Điều mà trước đây chưa có một văn bản nào như vậy. Các cơ chế, chính sách liên quan đến vàng trang sức, mỹ nghệ đã có trước đây chỉ manh mún, chắp vá và nằm rải rác trong các văn bản khác nhau.
Sự thống nhất và ra đời của Thông tư 22 dựa trên rất nhiều cơ sở, trong đó có các quy định về hàm lượng vàng của thế giới và các quy định của nhà nước trước đó. Đặc biệt hơn, trong quá trình xây dựng Thông tư 22, cơ quan chức năng cũng đã trưng cầu rất nhiều ý kiến của các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vàng và các hiệp hội chuyên ngành về vàng.
Tuy nhiên, trong hội thảo "Quản lý đo lường, chất lượng trong sản xuất, kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ và giải đáp vướng mắc về Thông tư 22 và các văn bản điều chỉnh có liên quan" vừa được tổ chức tại TP.HCM, nhiều ý kiến cho rằng, cơ sở chế tác và kinh doanh vàng còn lúng túng khi áp dụng, không hiểu về nội dung của thông tư.
Theo ông Nguyễn Văn Dưng - Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP. HCM (SJA), có tới 22.000 thợ kim hoàn sau khi khảo sát cho biết có nghe nói về Thông tư 22 nhưng không rõ quy định gì. Điều này khiến cho dư luận đặt câu hỏi, phải chăng có sự "cố tình" không hiểu về nội dung Thông tư.
Trong khi đó, nói về Thông tư 22, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng như SJC, Doji, PNJ.... cho rằng, chẳng phải chờ tới khi có Thông tư 22, các vấn đề quy định tuổi vàng, gắn nhãn mác đầy đủ cho vàng, các doanh nghiệp này mới thực hiện mà ở các doanh nghiệp đó, việc ghi nhãn mác, tuổi vàng, định lượng, giá cả được niêm yết rất công khai, để người tiêu dùng lựa chọn dễ dàng cũng như doanh nghiệp dễ bề quản lý.
Vì lý do gì cơ sở chế tác và kinh doanh vàng không muốn ghi rõ "họ tên", tuổi, chất lượng cho vàng trang sức mỹ nghệ? Một chủ cơ sở chế tác vàng trên phố Tôn Đức Thắng - Đống Đa (Hà Nội) bật mí, nếu ghi rõ thì các cơ sở sẽ hết lãi hoặc lãi rất thấp trong khi vàng trang sức, mỹ nghệ yếu tố chế tác và hoa văn, hình thức, mức độ công phu trên sản phẩm cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm.
"Các sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ được bày bán tại cửa hàng của các cửa hàng vàng trước đây không có nhãn mác, chỉ để trong khay hoặc trải đều trong tủ kính. Giá các sản phẩm cũng không có đầy đủ, khi mua, các cửa hàng chỉ nhắc, nếu bán mang ra cửa hàng đã mua để bán sẽ được giá cao. Nhưng thực tế, đăng sau lời dặn dò này là việc, các cơ sở bán giá sản phẩm "tùy hứng", tuổi vàng không đảm bảo, nếu mang sang cửa hàng khác, hãng khác bán, chắc chắn không được giá và lộ gian lận tuổi vàng. Như vậy cơ sở bán sẽ mất uy tín, vì thế họ mới nhắc mua tại đâu, bán tại đó", ông Nguyễn Văn Chi - một người có kinh nghiệm chế tác kim hoàn 20 năm làng Đồng Xâm - Kiến Xương - Thái Bình cho biết.
Cơ sở và chủ cơ sở sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm trước quy định của pháp luật. Ảnh minh họa
Theo ông Chi, việc gian lận như vậy là cách làm đã cũ, nếu như Thông tư 22 quy định sự thống nhất tuổi vàng, ghi nhãn, có thể vàng của hãng này sẽ được mua, bán ở bất kỳ đâu và người tiêu dùng sẽ được lợi rất nhiều. Đương nhiên, các cơ sở chế tác vàng trang sức mỹ nghệ muốn bán được sản phẩm với giá tốt, doanh thu và lợi nhuận lớn đòi hỏi sự tinh tế, tinh xảo trên sản phẩm để sản phẩm được định giá cao.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Dưng, trong tổng số 3.000 DN kinh doanh vàng trang sức, mỹ nghệ tại TP. HCM có 20% doanh nghiệp là những đơn vị đầu mối lớn biết đến Thông tư 22 và thực hiện đúng theo quy định.
Ông Nguyễn Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ đánh giá Hợp chuẩn và hợp quy - Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cho rằng, 20% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng lớn như nói trên, cung cấp ra thị trường tới 80% sản phẩm. “Các cơ sở này hãy làm hàng có chất lượng, nâng cao vai trò, vị trí của mình, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, dẫn dắt thị trường, không nên làm ăn gian rối sẽ làm cho thị trường vàng tốt lên, có lợi cho người tiêu dùng”, ông Linh nói.
Liên quan đến việc Thông tư 22 gây khó khăn cho thợ kim hoàn, “bóp chết” người thợ kim hoàn, ông Linh cho rằng, đó là ý kiến sai trái, là điều không chính xác.
“Đối tượng điều chỉnh của Thông tư 22 là các cơ sở sản xuất, kinh doanh và những người chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ. Bản chất chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm, không quy định đến người thợ. Nếu công bố các thông số, chất lượng sản phẩm sai, người chủ phải chịu trách nhiệm, người thợ kim hoàn không phải chịu. Còn nếu sai số không thể làm được, doanh nghiệp hãy công bố thấp hơn để không phạm luật. Điều này chắc chắn doanh nghiệp có thể làm được”, ông Linh nói thêm.
Trong thời gian qua, SJA đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức 4 lần hội thảo có sự tham gia của NHNN, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ KH&CN, Sở KH&CN và Chi cục đo lường chất lượng TP.HCM tham gia để hướng dẫn thực hiện Thông tư 22 và các quy định liên quan. Đại đa số các doanh nghiệp đã cơ bản nắm được các quy định của thông tư nói trên. Còn một số ít là các cơ sở nhỏ lẻ còn lúng túng, chưa hiểu rõ các nội dung của Thông tư 22 và họ cần thời gian để hiểu hơn về thông tư này. |
Nguyễn Nam
Giá vàng hôm nay: Hết kiểu “ăn lãi” tùy tiện với người tiêu dùng(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Tạm đình chỉ công tác trưởng công an xã đánh người dân ở Bình Phước
- Câu đố mẹo khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia hoang mang
- 13 học sinh một trường tử vong sau trận lũ quét và những lớp học vắng chỗ
- 90% người dùng sai chính tả: 'Sót xa' hay 'xót xa'?
- Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- Câu đố mẹo khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia hoang mang
- Nhiều trường đại học chật vật tuyển bổ sung
- Nhiều trường đại học giãn học phí, hỗ trợ sinh viên vùng lũ
- Phiên đấu giá biển số ô tô đầu tiên bị tạm dừng vì lỗi kỹ thuật
- Câu hỏi về tiền từng khiến thí sinh Đường lên đỉnh Olympia bối rối
- Nhiều người tranh cãi: 'Cơn dông' hay 'cơn giông'?
- Phân biệt Tiếng Việt: 'Bứt rứt ' hay 'bứt dứt'?
- Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- Từ nhân viên bảo vệ trở thành hiệu trưởng ở tuổi 39
- Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- Nhiều người tranh cãi: 'Xéo xắt' hay 'xéo sắc'?
- Gần 60 học sinh, giáo viên tử vong và mất tích sau bão Yagi
- 7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo
- VN meets right conditions to build international financial centre: PM
- Đường vào nhà ngập hơn nửa mét, phụ huynh thuê xe kéo đón con đi học về