【thanh hoá vs viettel】Nhà môi giới mới cho hòa bình Trung Đông

时间:2025-01-27 23:08:44来源:88Point 作者:Cúp C1

nha moi gioi moi cho hoa binh trung dong

Israel-Palestine đàm phán gián tiếp tại Cairo là bước khởi động mới cho hòa bình Trung Đông.

Thực tế,àmôigiớimớichohòabìnhTrungĐôthanh hoá vs viettel thông báo của Ai Cập về lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza, bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 5-8, đã cho thấy vai trò và trách nhiệm của nước này. Ai Cập đã từ bỏ một điều khoản cơ bản trong đề xuất ngừng bắn ban đầu của họ, đó là đàm phán sẽ chỉ bắt đầu khi lệnh ngừng bắn được tôn trọng. Thay vào đó, Cairo đồng ý tiếp một phái đoàn của Palestine và tổ chức các cuộc thảo luận sơ bộ với phái đoàn này trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực. Hamas cũng cư xử tương tự khi chấp nhận ngừng bắn gần như ngay lập tức khi các cuộc đàm phán bắt đầu. Lúc đầu, họ tuyên bố chỉ ngừng bắn sau khi đạt được thỏa thuận đáp ứng tất cả những đòi hỏi của họ.

Ai Cập đề xuất lệnh ngừng bắn chỉ được thực thi với điều kiện Israel đồng ý rút hết lực lượng khỏi Gaza. Như vậy, Cairo đã chấp nhận không chỉ giữ vai trò trung gian mà còn là bên đảm bảo cho tư cách của Hamas. Về phía Hamas, phong trào này hiện có quyền lợi bất biến khi khôi phục quan hệ với Ai Cập, không chỉ vì Ai Cập kiểm soát cửa khẩu Rafah - tuyến đường huyết mạch sống còn đối với Hamas, mà còn vì vai trò kinh tế hết sức quan trọng với Gaza. Cửa khẩu Rafah là “cửa ngõ” để người dân Gaza xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu vật liệu xây dựng và mua điện mà không phụ thuộc vào Israel. Ngoài ra, Ai Cập còn là sự hậu thuẫn chính trị cho Hamas. Nếu các cuộc đàm phán kết thúc với một thỏa thuận về việc tái thiết Gaza sau chiến tranh thì một lượng hàng hóa lớn cần thiết sẽ được chuyển qua Ai Cập.

Với Ai Cập, nước này cũng có lợi ích trong việc duy trì quan hệ với Hamas khi phong trào này còn nắm quyền ở Gaza, đó là vô hiệu hóa sự can dự của Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Việc Hamas trở về với “gia đình Arập” sau khi cắt đứt quan hệ với Syria và Iran không đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức này, nhưng sự hòa giải với Fatah được cho là đã cứu Hamas thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị sâu sắc, đồng thời duy trì chút ảnh hưởng đối với chính quyền Palestine.

Trước khi cuộc chiến hiện nay nổ ra, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sissi -vốn nhất quyết ủng hộ sự hòa giải ở Palestine- đã trao cho Hamas một cơ hội khôi phục quan hệ với Ai Cập nếu phong trào này tách khỏi Tổ chức Anh em Hồi giáo. Không chắc Hamas sẽ đồng ý với đề nghị này, nhưng nếu họ lựa chọn việc đặt sự đồng nhất của Palestine lên trên mối quan hệ tư tưởng với Anh em Hồi giáo, đây sẽ là thành công quan trọng đối với Ai Cập.

Tuy nhiên, lệnh ngừng bắn đặt ra một bài toán không chỉ với Ai Cập mà còn với Israel. Thách thức của Israel là nước này sẽ sẵn lòng mở rộng mối quan hệ hợp tác quân sự gần gũi với Cairo sang lĩnh vực ngoại giao đến mức nào. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từng bóng gió nói rằng cuộc chiến ở Gaza có thể dẫn tới một mối quan hệ mới giữa Israel và các nước Arập. Nhưng nếu không có sáng kiến ngoại giao để giải quyết cuộc xung đột Israel- Palestinine thì mối quan hệ mới này sẽ không đủ sức sống.

Tuy nhiên, tầm quan trọng của trục Ai Cập-Palestine-Israel không phải là yếu tố duy nhất quyết định kết quả của các cuộc đàm phán. Mối quan hệ giữa Hamas và Fatah chưa ổn định và vẫn chứa đầy những “quả bom” có thể dễ dàng phát nổ. Đề xuất về việc ông Abbas chịu trách nhiệm đối với Gaza nói chung và cửa khẩu Rafah nói riêng sẽ cần sự đồng ý của Hamas và những tổ chức chiến binh khác ở Gaza. Đề xuất về viện trợ tái thiết cho Gaza chỉ thông qua chính quyền Palestine cũng rất có thể gây ra một tranh cãi dữ dội với Hamas. Do đó, cho dù lệnh ngừng bắn này được tôn trọng, cuộc chiến chính trị nội bộ Palestine có thể dẫn đến kết cục làm thất bại thỏa thuận này.

相关内容
推荐内容