Ảnh minh họa. |
Kết thúc phiên,ácthịtrườngchứngkhoánchâuÁphầnlớntăngtrongphiêngiaodịchngàthứ hạng của giải bóng đá chuyên nghiệp các tiểu vương quốc ả rập thống nhất tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,7% lên 20.108,39 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite trên sàn Thượng Hải tăng 1,2% lên 3.375,33 điểm. Chứng khoán Sydney, Seoul, Đài Bắc, Manila và Jakarta đều trong vùng xanh.
Trong khi đó, tại Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 giảm 0,7% xuống 28.969,68 điểm.
Tuy vậy, các nhà đầu tư vẫn cảnh giá với bất kỳ biến động nào trong hệ thống tài chính Mỹ sau tình hình bất ổn trong tuần trước liên quan đến việc bán ngân hàng First Republic Bank đang gặp khó khăn cho JPMorgan Chase. Điều này diễn ra sau sự sụp đổ của 3 ngân hàng khác trong tháng 3/2023 và việc ngân hàng UBS tiếp quản Credit Suisse gây ra sự hoảng loạn trên các sàn giao dịch.
Một dấu hiệu trong tuần trước từ Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) mà cho thấy ngân hàng này co thể tạm dừng tăng lãi suất, sau khi công bố một đợt tăng lãi suất khác, đã không làm giảm bớt những lo ngại.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu của các ngân hàng Mỹ bất ngờ tăng phiên 5/5 và báo cáo việc làm khả quan đã tạo động lực cho thị trường châu Á vào đầu tuần.
Mặc dù số lượng việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ tăng 250.000 việc sẽ cho Fed lý do để giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn, nhưng điều đó cũng cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn kiên cường bất chấp lãi suất và lạm phát cao hơn.
Trong nhiều tháng qua, các nhà đầu tư lo ngại chương trình thắt chặt tiền tệ kéo dài nhằm đối phó với giá cả tăng vọt sẽ châm ngòi cho một cuộc suy thoái.
Ngày 5/5, Chủ tịch Fed chi nhánh Chicago Austan Goolsbee cảnh báo rằng "còn quá sớm" để nói liệu có một đợt nâng lãi suất nào khác vào tháng tới hay không, song ông cảnh báo tình trạng bất ổn ngân hàng có thể sẽ kéo nền kinh tế đi theo.
Ngày càng có nhiều lo ngại về khả năng vỡ nợ nghiêm trọng ở Mỹ với việc Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cảnh báo nước này có thể cạn kiệt tiền mặt để thanh toán các hóa đơn ngay từ đầu tháng 6/2023 trừ khi Quốc hội nâng giới hạn nợ.
Mặc dù nhiều nhà bình luận tin rằng các nhà lập pháp sẽ đạt được thỏa thuận dỡ bỏ trần vay, như họ đã từng làm trong quá khứ, song vẫn có những lo ngại về điều không tưởng có thể xảy ra và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Stephen Innes của SPI Asset Management cho biết, sự lo lắng về tình trạng vỡ nợ của Mỹ đang ở mức cao kỷ lục./.