【ket qua real betis】Chứng khoán Việt còn nhiều dư địa để nhà đầu tư ngoại ‘xuống tiền’
Xung quanh vấn đề này,ứngkhoánViệtcònnhiềudưđịađểnhàđầutưngoạixuốngtiềket qua real betis phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN).
*PV:Ông đánh giá thế nào về vai trò của thị trường chứng khoán (TTCK) trong việc thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) và vốn ngoại trong thời gian qua?
|
- Ông Vũ Chí Dũng:Kể từ khi thành lập đến nay, TTCK đã khẳng định là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, cũng như đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của Việt Nam.
Trong đó, có thể thấy rõ nét sự tham gia của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường. Tổng giá trị danh mục đầu tư của NĐTNN tháng 5/2018 đạt gần 34,9 tỷ USD, tăng trên 6,1% so với cuối năm 2017.
Như vậy, cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp đã trở thành kênh huy động vốn ngoại quan trọng.
*PV: Khối ngoại mua ròng trong nhiều tháng qua, nhưng hiện nay, dòng vốn này lại đang có xu thế bán ròng. Xin ông cho biết đánh giá của mình về diễn biến giao dịch của khối ngoại? Phải chăng đây chỉ là động thái chốt lời, tái cơ cấu danh mục của khối ngoại?
- Ông Vũ Chí Dũng:Thời gian qua, NĐTNN bán ròng khá mạnh nhưng dòng vốn nước ngoài vẫn tiếp tục chảy vào ở mức độ tương đối cao, đạt 615 triệu USD trong tháng 4 và 450 triệu USD trong nửa đầu tháng 5/2018. Điều này chứng tỏ các NĐT vẫn kỳ vọng ở sự tăng trưởng của thị trường và sẵn sàng giải ngân ở thời điểm thích hợp.
Tôi cho rằng, xu thế bán ròng thời điểm này xuất phát từ tâm lý chốt lời của NĐT sau một giai đoạn cổ phiếu đã có mức tăng giá mạnh. Ngoài ra, trong bối cảnh thị trường thế giới điều chỉnh giảm trước tình hình kinh tế, chính trị nhiều biến động, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, khiến NĐTNN bắt đầu có xu hướng rút tiền khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có khu vực Đông Nam Á. Các TTCK quốc tế cũng điều chỉnh giảm với mức phổ biến 7 - 10% so với đầu năm 2018. NĐT vì thế cũng dè dặt hơn khi quyết định giải ngân và chờ đợi cơ hội đầu tư.
Mặc dù có những phiên giao dịch nhiều biến động, tuy nhiên về trung và dài hạn, TTCK Việt Nam được dự đoán cơ bản vẫn duy trì được xu hướng tăng, do các yếu tố kinh tế vĩ mô tăng trưởng tốt, thị trường tài chính – tiền tệ, ngoại hối ổn định, mặt bằng lãi suất cho vay bằng VNĐ có xu hướng giảm; tình hình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết vẫn ổn định. Thêm đó, dòng tiền NĐTNN vẫn tiếp tục vào ròng, chưa có dấu hiệu rút vốn khỏi TTCK.
*PV:Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của TTCK Việt Nam đối với NĐTNN, đặc biệt là các NĐT tổ chức, các quỹ lớn trên thế giới?
- Ông Vũ Chí Dũng:TTCK Việt Nam không còn ở giai đoạn non trẻ mới bắt đầu, nhưng vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển và dư địa cho NĐTNN tham gia. Trong năm 2018 và những năm tiếp theo, tôi cho rằng, TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển bền vững về quy mô và tạo ra nhiều cơ hội cho các NĐT trong và ngoài nước tham gia. Chúng ta có nhiều yếu tố để tin tưởng vào điều đó.
Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn chảy vào TTCK Việt Nam, mặc dù FED tiếp tục tăng lãi suất và dòng vốn toàn cầu sẽ có sự điều chỉnh.
Thứ hai, định hướng phát triển thị trường ngày một minh bạch, bền vững, tiệm cận các tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, cơ quan quản lý luôn quan tâm đến việc cải thiện cơ chế chính sách theo hướng ngày một cởi mở hơn đối với sự tham gia của NĐTNN. Các quy định liên quan đến sự tham gia của NĐTNN trên TTCK đã có nhiều thay đổi. Theo Nghị định 60/2015/NĐ-CP, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các công ty đại chúng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã được nâng lên tới 100%. Bên cạnh đó, các quy định pháp lý hiện hành cũng tiết giảm thủ tục hành chính trong tiếp cận thị trường cho NĐTNN nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp.
Thứ ba, trong năm 2018, Chính phủ có kế hoạch thoái vốn tại 181 doanh nghiệp mà Nhà nước đang nắm giữ cổ phần và cổ phần hóa 64 doanh nghiệp nhà nước, sẽ tạo thêm một lượng hàng hóa lớn cho TTCK; và cũng là cơ hội lớn cho các NĐTNN.
Nhìn rộng ra cả nền kinh tế, Việt Nam duy trì được sự ổn định và tăng trưởng ở mức cao trong những năm qua, do Chính phủ tiếp tục ban hành những chính sách quan trọng trong công tác quản lý, điều tiết kinh tế, tạo điều kiện cho các NĐT, doanh nghiệp yên tâm hoạt động, phát triển lâu dài.
Trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2017 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam tăng 14 bậc, từ vị trí 82 lên vị trí 68/190 nền kinh tế. Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tăng 5 hạng, từ 60 lên 55/137.
Tôi cho rằng, đây là những yếu tố tích cực đảm bảo môi trường đầu tư hấp dẫn trong con mắt của các NĐTNN.
*PV:Trong thời gian tới, UBCKNN có những giải pháp nào để tăng cường sự hiện diện của NĐTNN và dòng vốn ngoại trên thị trường, thưa ông?
- Ông Vũ Chí Dũng:Trong thời gian tới, UBCKNN sẽ nỗ lực thu hút hơn nữa dòng vốn ngoại đầu tư gián tiếp vào Việt Nam với nhiều nhóm giải pháp đồng bộ và cụ thể.
Theo đó, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục thực hiện những cải tiến về chính sách trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam. Trong đó, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ có thêm những quy định phù hợp để thực hiện chủ trương theo hướng mở cửa hơn nữa cho NĐTNN và tháo gỡ vướng mắc đối với các văn bản pháp lý liên quan.
Đồng thời, cơ quan quản lý sẽ chú trọng xây dựng các chính sách nhằm đảm bảo cho TTCK hoạt động được công khai, minh bạch và bền vững hơn, cũng như tạo môi trường thông thoáng hơn cho NĐTNN tham gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Cùng với đó, UBCKNN sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho NĐT trên TTCK Việt Nam. Cụ thể, cơ quan quản lý sẽ phát triển, đa dạng hóa và gia tăng chất lượng các sản phẩm trên TTCK để thu hút NĐTNN; tăng cường tính công khai, minh bạch hóa trên TTCK, đảm bảo quyền bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của NĐTNN; đa dạng hóa công cụ đầu tư cho NĐT, trong đó trước mắt là đưa sản phẩm chứng quyền có bảo đảm và sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ vào thị trường.
Ngoài ra, UBCKNN sẽ tiếp tục cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các NĐT trên TTCK như rút gọn, đơn giản hóa thủ tục cấp mã số giao dịch; đơn giản hóa thủ tục đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ mở; hướng dẫn cập nhật thông tin rút gọn; cho phép thực hiện bỏ phiếu điện tử và họp trực tuyến...
*PV:Xin cảm ơn ông!
Duy Thái
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- ·UEFA ca ngợi hành trình của cúp bạc Champions League ở Việt Nam
- ·Giải bóng đá Futsal năm 2014: Đội Bộ đội Biên phòng tỉnh đoạt chức vô địch
- ·Đồng Xoài phấn đấu thảm nhựa đường Phan Bội Châu trước tết Nguyên đán
- ·Tai nạn giao thông ở Đà Lạt, 2 thanh niên tử vong
- ·Chăm sóc mai sau tết
- ·Bế mạc Giải bi sắt vô địch trẻ, thiếu niên toàn quốc năm 2013
- ·Chủ động nguồn nước sản xuất
- ·Nhật Bản: Núi lửa Sakurajima phun trào, tạo cột khói bụi cao 3.400m
- ·Tứ kết World Cup 2014: Sốc hay điên rồ?
- ·Chương trình ‘Bánh chưng xanh
- ·Giải bóng chuyền Cúp PV
- ·Thành lập đội tuyển bi sắt trẻ
- ·Năm 2022, VNPT Bình Phước doanh thu ước hơn 490 tỷ đồng
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Giải Taekwondo trẻ và vô địch tỉnh Hậu Giang mở rộng
- ·Lợi kép từ mô hình vườn
- ·Trận cầu đẹp tại Mỹ Đình
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Sầu riêng mang kì vọng cho xuất khẩu trái cây Việt Nam