【kqbdc2】Lưu ý điều gì khi cho, xin chữ ngày tết
Nhân dịp tết Nguyên đán Quý tỵ 2013,ưuýđiềugìkhichoxinchữngàytếkqbdc2 ông đồ Nguyễn Tiến Đạt – Quản Chúng Học đường Nhân Mỹ (Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ với PVChất lượng Việt Namviệc cho và xin chữ để treo trong năm mới.
Dịp tết, người dân hay mua, xin chữ để treo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nên xin chữ gì cho phù hợp với gia đình mình, ông có lời khuyên gì trong vấn đề này?
Thực ra, chữ của người Trung Quốc nhưng từ xa xưa người Việt Nam đã sử dụng nó một cách phổ biến. Trong văn bản đầu tiên có tính chất pháp lý, văn bản pháp quy, điển hình như Chiếu dời đô, người Việt đã dùng chữ Hán. Việc xin chữ, cho chữ cũng không dừng lại ở bài thơ xin chữ – bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên.
Ông đồ Nguyễn Tiến Đạt đã nhiều năm cho chữ tại "phố chữ" Văn Miếu - Hà Nội cho rằng, việc cho và xin chữ đầu năm mới chỉ nên hiểu mang lại nhiều ý nghĩa, may mắn, lời hay, ý đẹp và không cần phải câu nệ quá việc xin, cho chữ gì. Tuy nhiên, người cho chữ cần phải tư vấn đầy đủ cho người xin chữ để có được chữ hay, đẹp nhất. Ảnh: Nguyễn Nam |
Trong thực tế, chữ Hán thuần Việt và chữ Hán chưa thuần Việt đều được sử dụng trong đời sống của người Việt và người Việt cũng như mọi dân tộc khác đều quý mến, tôn trọng sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… Qua chữ viết, bộc lộ văn hóa, đời sống tinh thần, đạo đức của người Việt nói riêng và nhân loại nói chung.
Đương nhiên, có rất nhiều chữ để xin như người ta xin chữ Nhẫn để tự nhủ rằng, trước một việc gì, điều gì đó diễn ra cần phải bình tĩnh, xử lý. Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn nhìn lại điều gì đó để cùng đưa ra phương án giải quyết sao cho đạt đến sự thương thảo chung. Anh nhường em, em biết trọng lời anh. Hoặc con biết nghe lời cha, cha biết bình tĩnh lại nghe xem ý nguyện, lỗi của người con để nắn chỉnh người con đi theo đúng đạo.
Hoặc trong đời sống, xưa nay người ta dùng chữ Đạo. Chữ này thường mang nghĩa là đường đi. Tuy nhiên, thực tế chữ Đạo mang tải trong nó những điều vô cùng lớn.
Chữ Đạo thể hiện đạo lý, thể hiện những điều lớn lao. Như Lão Tử (người Trung Quốc) nói, chữ đạo đạt đến “vô vi”.
Hoặc không ít người muốn xin chữ “tỉnh” để luôn kiểm điểm lại mình xem trong ngày mình đã làm được điều gì, có thất hứa điều gì với bạn bè, có tôi luyện con người mình trong đời sống hàng ngày không.
Hòa trong không khí, tiết trời mùa xuân, mọi người mong muốn sang năm có tài, có lộc, người ta đi xin chữ mong mang lại may mắn cho gia đình, cho bản thân mình.
Ai cũng muốn xin những chữ hay, chữ đẹp nhưng có phải nhà nào cũng xin được những chữ như vậy? Hay nên kiêng kị điều gì khi xin chữ thưa ông?
Chẳng có ai nghĩ đến chuyện xin chữ lại phải xem xét xem có hợp với tuổi, hợp với gia đình mình không.
Gần đây khi mạng điện tử phát triển mới nảy sinh nhiều “rắc rối”. Cần điều gì, mọi người thường tìm kiếm trên mạng điện tử, tìm kiếm trên google. Kể cả xem ngũ hành, xem tử vi cũng vào mạng google.
Ví dụ, khi xin chữ Đức, không cần phải có hợp tuổi hay không mà con người khi được sinh ra đã phải mang hai chữ Đức và Lễ.
Đôi khi việc cho chữ đã trở thành thương mại hóa, làm mai một ý nghĩa tốt đẹp của việc cho chữ. Ảnh: Nguyễn Nam |
Khi trẻ lớn lên, cần được giữ gìn và dạy cho chữ Đức để làm người. Khi lớn hơn, đã nhận biết được sướng khổ, vất vả, lao động, quan hệ tinh thần, vật chất… thì cho chữ Hiếu. Chữ Hiếu ở thời điểm đó mang nghĩa nhận biết về sự sinh thành của cha mẹ, ông bà, dưỡng dục, công cha mẹ nuôi nấng, cho học hành…
Xin chữ không kiêng về mệnh gì nhưng có thể kỹ hơn là nên cho chữ phù hợp với độ tuổi.
Cụ thể như trong độ tuổi thi đại học, nên cho chữ Đăng Khoa với ý nghĩa thi cử đỗ đạt. Xin chữ Thủ Khoa với mong muốn đỗ cao. Hoặc đến ngưỡng cao hơn cho chữ tình, chữ hạnh, phúc. Những người cao niên, từ 60 tuổi trở ra, có thể xin, cho được chữ thọ.
Có quá nhiều chữ, nhiều nội dung hay, nhưng trong gia đình cũng chỉ nên treo một vài chữ thôi, hay có nên treo quá nhiều chữ trong nhà không thưa ông?
Nên biến gia đình thành nhà trường. Điều đơn giản các cụ xưa dạy rằng, học ăn, học nói, học gói, học mở… đó là những vấn đề cơ bản. Cha mẹ là những người thầy đầu tiên. Và có thể theo từng độ tuổi, tâm lý mà cho, xin chữ
Nếu ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi, có thể cho chữ “thực vi tiên” để hay ăn, chóng lớn. Sau độ tuổi đó, có thể cho chữ “giỏi”. Khi đến tuổi yêu, xây dựng vợ, gả chồng có thể xin chữ duyên, chữ hạnh, chữ phúc…
Tuy nhiên, có khi nào nên kiêng sử dụng những chữ dù có nghĩa nhưng lại mang điều không tốt không, thưa ông?
Đương nhiên có những chữ như thế và tùy thuộc vào tình huống mà người cho chữ nên tư vấn cho người xin chữ. Người cho chữ phải như một người thầy, am hiểu tâm lý, xã hội. Hiện nay, có không ít thầy đồ dù chữ có thể đẹp, đọc thông, viết thạo nhưng chưa có tư duy xã hội, hướng hành động cho người xin chữ.
Trên thực tế, có không ít người đã thương mại hóa việc cho chữ. Có những người xin chữ đã biếu thầy đồ tiền. Nhiều người vì thích chữ này, chữ kia mà đặt giá, trả tiền hời cho các thầy đồ. Cũng có nhiều người là thầy đồ nhưng cũng muốn ngã giá. Điều đó càng làm cho việc xin, cho chữ thành thương mại hóa, mất đi nét văn hóa, tinh hoa văn hóa chữ viết của dân tộc và nhân loại.
Xin cảm ơn ông!
Hồng Anh(thực hiện)
Ông đồ Mỗi năm hoa đào nở |
-
Ngày 4/1: Giá cà phê, giá tiêu trong nước bất ngờ tăng vọtThi đua quyết thắngNhiều hoạt động thiết thực tại tết QuânGiết người rồi tự sátHải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồngXây dựng thương hiệu Đờn ca tài tử vững mạnh, lâu dàiMua bán dâm tại cơ sở massageBàn giao tang vật, đối tượng vận chuyển động vật hoang dãGiá xăng dầu đồng loạt tăng trong kỳ điều hành ngày 2/1Huyện Năm Căn: Nhiều địa phương tiếp tục xảy ra sạt lở
下一篇:Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Góp sức cùng tuyến đầu
- ·Chập điện gây ra 09 vụ cháy nhà dân, 1 người tử vong
- ·Cấp bộ đàm giúp ngư dân vươn khơi
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·25 phạm nhân được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù
- ·Nước ngọt vùng biên
- ·Mua bán tiền giả tung hoành trên mạng xã hội
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh: Chuyển giao hồ sơ đảng viên cho 17 cấp ủy cơ sở
- ·Quyết tâm giữ vững đê biển Tây
- ·9 năm tù cho kẻ lừa đảo
- ·Quy hoạch tuyến đường sắt mới Lào Cai
- ·Đường về trung tâm xã Tân Hưng hư hỏng nặng
- ·Bế mạc Giải quần vợt ngành Y tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
- ·Chỉ huy trưởng năng động
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Hoàn thành tốt các mặt công tác biên phòng năm 2023
- ·Bàn giao 15 mái ấm da cam
- ·TP. Bạc Liêu: Kết nạp hơn 400 dân quân mới
- ·Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Phước hôm nay 6
- ·Nhiều hoạt động thiết thực tại tết Quân
- ·Đảm bảo an ninh trật tự học đường
- ·Kẻ giết người ở nhà trọ Tuấn Tài nhận án tử hình
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Ngọc Hiển thực hành công tác phòng chống thiên tai
- ·Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
- ·Kiểm tra việc tổ chức thực hiện Kế hoạch số 04 của Ban An toàn giao thông tỉnh
- ·Tiếng mõ an ninh, chiếc gậy an toàn
- ·Sức sống mạnh mẽ từ cuộc vận động
- ·Quy định mới về mức hưởng bảo hiểm y tế
- ·Khen thưởng đột xuất các chiến sĩ phá án ma túy
- ·BĐBP Cà Mau: Chủ động phòng, chống dịch
- ·Trưng bày, triển lãm sách kỷ niệm những ngày lễ lớn
- ·Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- ·Xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Nhân dân