Mặc dù thị trường chứng khoán châu Á trong xu hướng giằng co tích lũy,áisinhKhảnăngchỉsốsẽkiểmlạivùngkhángcựmạnhtuầntrướdự đoán thành phố hôm nay nhưng chỉ số VN-Index của thị trường Việt Nam vẫn nới rộng đà tăng từ cuối phiên sáng cho đến lúc đóng cửa. Chốt phiên, VN-Index tăng 0,84% lên ngưỡng 997,58 điểm, trong khi đó VN30-Index có mức tăng hạn chế hơn, thậm chí giảm điểm trước khi hồi phục và tăng dần về cuối phiên với mức tăng 0,21% lên ngưỡng 906,55 điểm.
Các chỉ số sàn Hà Nội duy trì vận động tích cực hơn với mức tăng 1% của cả hai chỉ số HNX-Index và HNX30-Index nhờ sự nâng đỡ của ACB, PVS và SHB.
Sắc xanh chiếm ưu thế đối với các nhóm ngành vốn hóa lớn, bao gồm ngân hàng, bất động sản, dầu khí và chứng khoán. Xu hướng tăng điểm tiếp tục được duy trì đối với nhóm dầu khí khi giá dầu brent vượt ngưỡng 70 USD/thùng sau phiên giao dịch cuối tuần. GAS, PVD, PVS tăng lần lượt 3,1%, 2,3% và 4,9% bên cạnh các cổ phiếu xăng dầu là PLX và OIL cũng ghi nhận mức tăng 2% và 1,4%.
Thanh khoản trên sàn HOSE giảm khi khối lượng giao dịch chỉ đạt 163,7 triệu đơn vị, giảm 13,5% và kéo theo mức điều chỉnh 11,7% của giá trị giao dịch, đạt 3,43 nghìn tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng trở lại trên HOSE với quy mô 144,5 tỷ đồng, nhờ gia tăng giá trị mua thêm 10,8% trong khi giảm chiều bán 28,3%.
Trên thị trường phái sinh, diễn biến giá các hợp đồng tương lai (HĐTL) có phần tích cực hơn. Tất cả 4 HĐTL đều tăng giá với mức tăng tốt hơn chỉ số giá cơ sở. Điển hình là HĐ F1904 ghi nhận mức tăng vượt trội so với chỉ số cơ sở, tăng 6,8 điểm, qua đó thu hẹp mức chênh lệch với VN30 còn âm 11,75 điểm. Ba hợp đồng còn cũng tăng nhưng ở mức vừa, cụ thể: F1905 tăng 2,9 điểm; F1906 tăng 2,8 điểm; và F1909 tăng 2,1 điểm.
Thanh khoản thị trường phái sinh tăng trở lại, khi khối lượng giao dịch đạt 72.606 HĐ, tăng 18,8% so với phiên trước; tuy nhiên, đây vẫn là một con số khiêm tốn. Khối lượng mở (OI) giảm nhẹ, song vẫn nằm ở mức cao, đạt 27.321 HĐ. Tổng giá trị giao dịch cũng tăng, đạt 6.466 tỷ đồng.
Chỉ số VN30 có thêm phiên tăng điểm nhẹ thứ 3 liên tiếp, với đóng cửa tăng 1,86 điểm, lên mốc 906,55 điểm. Khối lượng giao dịch ở mức hơn 33 triệu đơn vị, tăng nhẹ hơn 3 triệu đơn vị so với phiên trước nhưng vẫn ở mức thấp, ít hơn gần 14 triệu đơn vị so với khối lượng giao dịch bình quân 20 phiên.
Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho thấy, trong biểu đồ kỹ thuật, nến ngày giằng co trong phiên và tăng lên sát mốc kháng cự phiên 907 điểm, đồng thời vượt lên trên đường trung bình động 5 ngày (MA-5). Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) tiếp tục vận động khá sâu dưới đường tín hiệu và đường số 0 (zero line), tuy vậy chỉ báo dao động ngẫu nhiên (stochastic) vẫn tăng khá mạnh trên đường tín hiệu tiếp tục cho dấu hiệu đợt hồi phục ngắn. Số mã tăng giá cũng chiếm ưu thế trong phiên với đóng cửa 15 mã tăng và 10 mã giảm.
SSI Retail Research dự báo, khả năng chỉ số tiếp tục kiểm lại vùng kháng cự mạnh của tuần trước trong một hai phiên giao dịch tới. Mức hỗ trợ ngắn hạn đảo chiều trong phiên nâng lên mốc 905 điểm cho phiên giao dịch tiếp theo./.
D.T