【psg gặp rennes】FED thắt chặt chính sách tiền tệ: Tỷ giá USD sẽ tăng?
Tỷ giá giữa USD và VND tiếp đà tăng | |
Ngân hàng điều chỉnh giá USD nhằm đón đầu xu hướng tăng cuối năm | |
Nguồn cung ngoại tệ dồi dào giúp ổn định tỷ giá |
Diễn biến tỷ giá VND/USD trong năm 2021. Nguồn: Tradingview |
Ngày 15/12 theo giờ Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết sẽ bắt đầu giảm mua tài sản ngay từ tháng 1/2022 (mỗi tháng giảm 30 tỷ USD) và sẽ kết thúc việc mua trái phiếu thời kỳ đại dịch vào cuối tháng 3 hoặc tháng 4/2022, mở đường cho 3 đợt tăng lãi suất dự kiến với biên độ 0,25 điểm % từ giữa năm 2022, đưa mức lãi suất điều hành lên 0,9% vào cuối năm 2022 và có thể còn tăng tiếp 2-3 lần trong 2023-2024.
Theo nhận định của chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Cấn Văn Lực, động thái này của FED dù đã được chờ đợi nhưng vẫn diễn ra nhanh hơn, chứng tỏ FED quan ngại đối với lạm phát tăng nhanh và kéo dài hơn dự báo trước đây. Ngoài ra, kinh tế Mỹ đang phục hồi tốt, dự báo tăng trưởng khoảng 5,5% năm 2021.
Vì thế, đánh giá về tác động của FED đến thị trường tài chính toàn cầu, vị chuyên gia này cho rằng, đồng USD tăng giá khi kinh tế Mỹ phục hồi khá tốt và lãi suất đồng USD chuẩn bị tăng khiến nhiều ngân hàng trung ương các nước cũng sẽ tăng lãi suất.
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có Việt Nam sẽ tăng điểm, phản ánh kỳ vọng kinh tế thế giới đang phục hồi khá tốt dù không đồng đều và còn nhiều bất định. Tuy nhiên, đây chỉ là xu hướng tạm thời vì thị trường sẽ có những điều chỉnh khi tâm lý nhà đầu tư ổn định hơn.
Với Việt Nam, TS. Cấn Văn Lực nhìn nhận, tỷ giá USD và VND có thể tăng nhẹ, nhưng không nhiều do kinh tế Việt Nam đang phục hồi, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, cung – cầu ngoại tệ cơ bản ổn định và cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư.
Từ trước đến nay, nhiều chuyên gia đã lo ngại, tỷ giá tăng đồng nghĩa với những rủi ro về nghĩa vụ trả nợ bằng USD. Tuy nhiên, Việt Nam đang giảm dần tỷ lệ vay nợ nước ngoài. Theo Bộ Tài chính, hiện nợ nước ngoài đang ở mức 38,8% GDP, giảm dần so với mức 42% GDP bình quân giai đoạn 2010-2019, trong đó có nhiều loại ngoại tệ khác nhau, thời hạn dài (bình quân là 13,8 năm), lãi suất thấp (bình quân 1,35%/năm). |
Thời gian gần đây, do tỷ giá trong nước liên thông với thị trường quốc tế nên tỷ giá VND/USD có dấu hiệu tăng. Trong tuần trước, tỷ giá USD trên thị trường ghi nhận mức biến động mạnh, tăng tới 1,02% ở cả trên thị trường liên ngân hàng và niêm yết tại ngân hàng. Sang đến tuần này, từ 13/12 đến 16/12, tỷ giá USD đã tiếp tục tăng khoảng 50 đồng. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước đã hạ mạnh giá bán USD trên Sở giao dịch hàng hóa Ngân hàng Nhà nước giúp trấn an tâm lý thị trường.
Theo nhận định của các chuyên gia SSI Research, động thái điều chỉnh tăng giá bán USD chỉ mang tính chất tạm thời và thể hiện sự thiếu hụt USD cục bộ trên thị trường. Về cơ bản, đồng VND vẫn cho thấy sức mạnh của mình thông qua nguồn cung ngoại tệ vào Việt Nam vẫn duy trì tích cực.
Hơn nữa, mới đây, bà Bùi Thuý Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tỷ giá được điều hành linh hoạt, phù hợp diễn biến thị trường. Thị trường ngoại tệ diễn biến tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại quốc tế, tạo sự ổn định về tâm lý của nhà đầu tư nước ngoài.
Để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đại diện của HSBC Việt Nam khuyến nghị, các doanh nghiệp cần chủ động trong vấn đề xây dựng các kịch bản đa dạng với từng tình huống. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đặc biệt chú trọng đến rủi ro về dòng tiền, rủi ro về lãi suất và tỷ giá thông qua các sản phẩm phòng vệ rủi ro nhằm nắm thế chủ động trong việc dự phòng và ổn định tính thanh khoản.