您现在的位置是:La liga >>正文

【giải hy lạp】Mệnh lệnh từ trái tim !

La liga98人已围观

简介Lấy phương châm “Không để trẻ em bị đói ăn, thiếu mặc và không ...

Lấy phương châm “Không để trẻ em bị đói ăn,ệnhlệnhtừgiải hy lạp thiếu mặc và không để bất cứ trẻ em nào vì hoàn cảnh khó khăn mà phải bỏ học” làm mệnh lệnh từ trái tim, là tình cảm trách nhiệm và là phương châm hành động trong thực hiện các hoạt động chăm lo cho trẻ em...”, đây là chỉ đạo của ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, trong diễn đàn mới đây.

Các em thiếu nhi bày tỏ ý kiến một cách sinh động với lãnh đạo tỉnh tại diễn đàn vừa qua.

Khi trẻ em bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình

Trong không khí cởi mở của Diễn đàn lãnh đạo tỉnh lắng nghe trẻ em nói lần đầu tiên được tổ chức, với tinh thần tự tin, các em thiếu nhi đã mạnh dạn bày tỏ những suy nghĩ, chính kiến và mong muốn của mình với lãnh đạo xoay quanh các vấn đề liên quan trực tiếp đến các em.

Theo em Lê Thị Thanh Huệ, học sinh lớp 8 Trường THCS Trịnh Văn Thì (thị xã Long Mỹ), đây là lần đầu tiên cháu tham gia diễn đàn và được nói ra tiếng nói của mình. “Dẫu sinh sống ở vùng sông nước nhưng rất nhiều bạn học chung với cháu không biết bơi, do đó, cháu mong muốn ngành chức năng, chính quyền các cấp quan tâm xây dựng hồ bơi tại địa phương”, Thanh Huệ chia sẻ.

Còn em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, học sinh lớp 7, Trường THCS Nguyễn Văn Quy (huyện Châu Thành) cũng mạnh dạn bày tỏ tại diễn đàn. Mỹ Hạnh cho biết: “Nhu cầu vui chơi, giải trí của chúng cháu cũng được nâng lên, tuy nhiên điều kiện của địa phương vẫn còn hạn chế như chưa có nhà thiếu nhi để chúng cháu được rèn luyện và nâng cao năng khiếu của mình. Rất mong cô chú lãnh đạo quan tâm”.  

Liên quan đến vấn đề học trực tuyến, em Sơn Minh Tú, học sinh lớp 9 Trường THCS Nguyễn Văn Quy (huyện Châu Thành), chia sẻ: “Thời gian qua dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng cháu học trực tuyến, một số bạn có hoàn cảnh khó khăn thiếu thiết bị học tập phải học nhờ, học nhóm nhưng việc học cũng chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Rất mong các cô chú quan tâm, hỗ trợ, để chúng cháu có điều kiện học tập tốt hơn”.

Từng câu hỏi đặt ra không chỉ thể hiện cách nhìn của các em với các vấn đề xung quanh, mà còn cho thấy được trách nhiệm đối với việc chung.

Diễn đàn nhiều ý nghĩa

Nói về ý nghĩa của diễn đàn, bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết: “Diễn đàn lãnh đạo tỉnh lắng nghe trẻ em nói là nơi các em thiếu nhi bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình với lãnh đạo về những vấn đề các cháu quan tâm và có liên quan đến các cháu. Hoạt động này thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác trẻ em, góp phần thực hiện các mục tiêu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tạo điều kiện cho các cháu phát triển một cách toàn diện cả về nhân cách, trí tuệ và tinh thần”.

Lắng nghe, ghi chép cẩn thận từng ý kiến của các em đặt ra, đại diện các sở, ban, ngành liên quan đã tiếp nhận, chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng; đồng thời, trực tiếp trả lời từng câu hỏi, giải đáp những thắc mắc trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của mình. Ông Trần Văn Tuấn, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhìn nhận: Hiện nay toàn tỉnh chỉ có 2 nhà văn hóa thiếu nhi ở thành phố Vị Thanh và thành phố Ngã Bảy. Trong nhà văn hóa thiếu nhi có các loại hình câu lạc bộ về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Đối với các huyện, thị không có nhà văn hóa thiếu nhi, các cháu có thể liên hệ trung tâm văn hóa, thông tin - thể thao tại địa phương, tại đây có hoạt động của các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ. Từ đó, các cháu có thể tham gia hoạt động rèn luyện, phát huy năng khiếu của bản thân.

Về vấn đề hồ bơi, đến nay trên địa bàn tỉnh có 15 hồ bơi, nhu cầu phổ cập bơi phòng, chống đuối nước cho các cháu hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng được hết. Do đó, ngành đã thường xuyên phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn mở các lớp phổ cập bơi cho các cháu. Sẽ tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan khảo sát vị trí địa điểm kêu gọi xã hội hóa đầu tư các hồ bơi, giúp các cháu có điều kiện học bơi, góp phần phòng, chống tai nạn đuối nước, xây dựng môi trường sống an toàn cho các cháu.

Cùng với phổ cập bơi, thời gian qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trang bị các kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước, phòng chống tai nạn thương tích cho gia đình và chính bản thân trẻ em, thực hiện mô hình “Ngôi nhà an toàn, trường học an toàn, cộng đồng an toàn”, góp phần phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

Còn về vấn đề học trực tuyến, theo bà Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên chuyển từ học trực tiếp sang học trực tuyến, các em học sinh gặp nhiều khó khăn, cho nên các em đề xuất, mong muốn những học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo hộ khó khăn được hỗ trợ trang thiết bị học tập. Thực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em”, tỉnh đã vận động xã hội hóa gần 6,5 tỉ đồng, Sở Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành đấu thầu, để hỗ trợ kịp thời, giúp các em học trực tuyến được thuận lợi hơn.

Với tinh thần yêu trẻ và trách nhiệm cao, từng vấn đề đặt ra tại diễn đàn đã được trả lời thấu đáo. Diễn đàn lãnh đạo tỉnh lắng nghe trẻ em nói là hoạt động thiết thực, ý nghĩa, tạo sự chuyển biến về nhận thức, hành động về thực hiện quyền trẻ em, hướng tới xây dựng một môi trường sống an toàn, thân thiện, an toàn, lành mạnh cho trẻ em.

- Ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, chỉ đạo: “Lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành tiếp tục duy trì các buổi diễn đàn lắng nghe ý kiến của các cháu. Tiếp tục cụ thể hóa những chương trình đề án, quyết sách của Trung ương, đề ra những giải pháp thực hiện để làm sao giúp trẻ em Hậu Giang phát triển một cách toàn diện về điều kiện sống, học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí và rèn luyện”.

- Bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn chuyên trách ĐBQH tỉnh, cho biết: Qua diễn đàn như thế này giúp các cháu bày tỏ tâm tư, tình cảm và biết về Luật Trẻ em, để hiểu về trách nhiệm, bổn phận của mình. Thông qua diễn đàn, lãnh đạo các cấp luôn lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các cháu, từ đó có những giải pháp giúp các cháu phát triển một cách toàn diện về nhân cách, kỹ năng, góp phần đưa Luật Trẻ em vào cuộc sống. 

 

Bài, ảnh:  BÍCH CHÂU

Tags:

相关文章