Ngày 8-8,ọasỹLêThiếtCươnglàmnênvẻđẹpcủavănhóaViệttừNhàNgườnhan đinh bong đá Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Liên Việt tổ chức giới thiệu cuốn sách “Nhà & Người”. Sách dày 340 trang, tập hợp gần 60 bài viết của họa sỹ Lê Thiết Cương trong hơn 20 năm qua.
Trong cuốn sách “Nhà & Người”, họa sỹ Lê Thiết Cương viết về ngôi nhà của nhiều văn nghệ sỹ như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhạc sỹ Phú Quang, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, đạo diễn Đào Trọng Khánh, nhạc sỹ - nhà thơ Thụy Kha…, nhiều vùng đất ông từng đi qua như TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Lạt, Sa Pa và Hà Nội nơi sinh ra ông; một vài làng cổ ở Bắc Bộ, một ngôi chùa, một nhà thờ ngoài đê sông Hồng… Qua chuyện nhà cửa, họa sỹ Lê Thiết Cương muốn nói đến chuyện người, chuyện gia cảnh, mỗi gia mỗi cảnh, qua nhà thấy người qua người thấy nhà... Họa sỹ Lê Thiết Cương chia sẻ, ông viết về kiến trúc, trang trí nhà cửa, phong cảnh vùng miền nhưng những chuyện ấy chỉ là cái vỏ, lõi của nó là chuyện người. Đất, nhà và người suy cho cùng là một, bởi chuyện gì trong đời cũng là chuyện người, chuyện gì thì cũng phải lấy những giá trị người làm căn bản… Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, cuốn sách “Nhà & Người” viết về một không gian mà ai cũng đã sống trong đó từ khi sinh ra nhưng lại không phát hiện ra những vẻ đẹp, những bí mật trong không gian đó. Phát hiện ra “nhà” là phát hiện ra “người” và ngược lại. Những vẻ đẹp của “nhà” và “người” đã làm nên vẻ đẹp của văn hóa Việt. Tôi nhận thấy chúng ta đã đánh mất đi quá nhiều vẻ đẹp văn hóa Việt dù chúng ta đang sống trong chính những vẻ đẹp đó… Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều chia sẻ, họa sỹ Lê Thiết Cương đã có những tản văn tuyệt đẹp về ngôn ngữ, về hình ảnh, về không khí và một cảm xúc đầy tính huyền ảo bao trùm cùng những phát hiện chưa ai từng biết. Họa sỹ đã mở cánh cửa những ngôi nhà Việt và mở ra một thế giới tâm hồn tinh tế, thẳm sâu của người Việt. Đấy là những cánh cửa bị khóa kín lâu nay. Lê Thiết Cương đã tìm thấy chìa khóa và lặng lẽ mở những cánh cửa đó. Nhà thơ - nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha cho rằng, giai điệu văn xuôi của Lê Thiết Cương là giai điệu đẹp. Một cách kể mà không kể. Lúc nồng ấm, lúc thoáng lạnh. Theo tản văn của Lê Thiết Cương là đi một chuyến du lịch xuyên Việt bằng chữ nghĩa… Theo nhà văn Thái Chí Thanh, 60 bài tản văn trong “Nhà & Người”, bài nào cũng mới, cũng không trùng lặp với bất cứ ai, với bài cũ của chính mình, cho dù cùng một đề tài... 60 tản văn “Nhà & Người”, là 60 một thế giới riêng, 60 tác phẩm hoàn chỉnh nhưng lại được tác giả sắp xếp theo từng cụm bài liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau, cái trước làm tiền đề cho cái sau, cái sau giải quyết tiếp những cái trước đặt ra. Hơn thế, tổng thể, tác giả dù viết về nhà cửa, bếp núc, phố phường, làng xóm, đình chùa, đều hội tụ về một điểm: con người. Con người là chủ thể thế giới xung quanh, chủ thể của nội tâm, kể cả tâm linh... “Với “nhà & người”, Lê Thiết Cương thành nhà sưu tập, đi khắp mọi miền xứ sở, từ thành thị, nông thôn, làng quán, đi sâu vào cội nguồn văn hóa, cái đẹp, nhân tình từ ngàn xưa...”, nhà văn Thái Chí Thanh chia sẻ. Được biết, đây là cuốn đầu tiên trong một bộ 3 cuốn sách của họa sỹ Lê Thiết Cương, tới đây, họa sỹ sẽ ra mắt cuốn “Trò chuyện với hội họa” và “Trong hạt thóc có hạt gạo”, tập hợp những bài viết về văn hóa Việt. TheoTTXVN |