【tottenham chuyển nhượng】Lời thuyết minh bên thềm di sản Huế
');this.closest('table').remove();"> |
Thuyết minh viên tại Đại Nội thuyết minh với du khách. Ảnh minh họa: Đức Quang |
Vừa qua, trên mạng xã hội Facebook lan truyền một clip về một nam hướng dẫn viên thuyết minh với du khách khi tham quan di sản văn hóa Cố đô Huế, rằng người miền Trung - miền Nam không cúng chuối già hương (loại trái dài - bà lùn) mà chỉ cúng chuối sứ (loại trái ngắn), và nhiều lời giải thích với ngôn từ phản cảm, có vẻ cực đoan, lệch lạc và méo mó về lịch sử và văn hóa thời Nguyễn, dễ gây xúc phạm các bậc tiền nhân khi đề cập đến một chi tiết vô cùng tế nhị dạng truyền khẩu về nhu cầu “tự sướng” của quý bà chốn cung nội. Vấn đề đặt ra là trước di sản, cần những lời thuyết minh ý vị, sâu sắc, chuẩn xác để dễ đi vào lòng người. Hướng dẫn viên, trong bối cảnh đó, trong vai trò đó, thực sự là một sứ giả văn hóa.
Trước hết, vấn đề then chốt là vai trò của trái chuối, nải chuối trong đời sống văn hóa Huế, cả từ góc nhìn thiêng liêng lẫn yếu tố đời thường, rất thực tế. Nải chuối mốc (chuối cúng) là quả phẩm ưu tiên số một trên bàn thờ của người Huế là một thực tế hiển nhiên trong phong tục tập quán truyền thống nơi đây. Vấn đề tìm cách lý giải cho thực tế đó sẽ có nhiều cách, nhiều hướng tiếp cận, dữ liệu làm căn cứ và ngôn ngữ diễn đạt cho phù hợp với không gian, đối tượng và thời điểm, càng phải đặc biệt chú ý đối với một vấn đề thiêng liêng, tế nhị liên quan đến tiền nhân trong lịch sử. Hướng dẫn viên là sứ giả văn hóa, được công nhận chính thức nên những thông tin truyền đạt, trao đổi, trước hết phải được chắt lọc, cân nhắc cho phù hợp, bảo đảm tính chính thống, chính danh, được định hình từ các nguồn chính sử hay nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy. Còn những dạng thông tin có tính “ngoa truyền”, “truyền khẩu” phải được cân nhắc kỹ như một loại tài liệu thứ cấp để tham khảo, chỉ phù hợp trong không gian thân tình theo lối trà dư tửu hậu, để tránh “vạ miệng” như trường hợp này.
Trong bối cảnh lịch sử và văn hóa Huế, người Huế xưa nay vốn trọng sự tinh tế, trang nghiêm và đặc biệt là tính thiêng, ý nghĩa biểu tượng, đặc biệt là trên bàn thờ, gian thờ ở căn giữa của ngôi nhà. Nguyên tắc “đông bình tây quả” được tuân thủ nghiêm ngặt và ở đó, nải chuối cúng (chuối mốc) đặc biệt quan trọng, như là biểu tượng cô đọng nhất của khát vọng phồn thực, sinh sôi nảy nở liên tục, đông đúc, sum suê, đủ đầy của biểu tượng LÒNG MẸ - BỤI CHUỐI (3-5 thế hệ, biểu trưng của tam-ngũ đại đồng đường) - CÂY CHUỐI - BUỒNG CHUỐI - NẢI CHUỐI ở phía Đông phòng của người phụ nữ (Tây phòng của đàn ông). Hơn nữa về mặt sinh học, đây là một thổ sản của vùng Huế, buồng có nhiều nải, mỗi nải có nhiều trái, nải - trái chuối không quá to nhưng thực sự là một tác phẩm nghệ thuật mang tính nền tảng bởi sự đầy đủ, đều đặn bên dưới, và bên trên người ta bổ sung những loại quả những màu sắc khác, đặc biệt là đỏ, vàng. Chữ chuối mốc có lẽ từ đặc tính sinh học là càng để lâu, chuối càng chín thì vỏ càng mỏng đi, càng bám sát và trái chuối càng ngon ngọt hơn, nhất là cuống chuối không dễ gãy đổ khi được đơm lâu ngày ở quả bồng trên bàn thờ.
Người Huế thường phân định “đồ cúng” và “đồ ăn”. Những đặc điểm, đặc tính này, hoàn toàn ngược lại ở trường hợp chuối bà lùn, nên có lẽ vì vậy mà chuối bà lùn chỉ để ăn.
Riêng chuyện “tự sướng”, rõ ràng có tính phổ biến trong lịch sử văn minh nhân loại. Vấn đề là bởi những điển chế phong kiến khắt khe, mọi sự sơ suất, phạm thượng khi quân đều có thể mất mạng, thậm chí tru di tam - cửu tộc thì khó có tài liệu nào đề cập đến chuyện tế nhị này của quý bà chốn hậu cung triều Nguyễn mà tất cả, hiện chỉ thấy ở dạng “truyền khẩu”, thậm chí “ngoa truyền”. Chúng tôi cũng từng được nghe chuyện một nhà sưu tầm cổ vật nổi danh giới thiệu về một bộ “chày” bằng ngọc đủ kích cỡ kèm những lời “giới thiệu” về “bộ tự sướng” chốn hậu cung. Nhưng quả thực, khó có căn cứ để khẳng định nên cũng chỉ dừng lại ở một ví dụ, một kênh thông tin tham khảo thêm.
Từ câu chuyện liên quan đến những thông tin được truyền tải từ hướng dẫn viên này, vấn đề cần được mở rộng, tham chiếu sâu rộng hơn, cả về trình độ lẫn thái độ của con người và nhất là chức trách quản lý Nhà nước của ngành văn hóa du lịch, chức năng giáo dục đào tạo, cấp bằng - chứng chỉ - thẻ hướng dẫn viên của các trường.
Có lẽ điều kiện tiên quyết là một thái độ nhã nhặn, khiêm cung đúng như tinh thần Huế, sẽ giúp hướng dẫn viên chắt lọc, ứng xử hài hòa, phù hợp, luôn làm chủ tình huống, tránh xu hướng cực đoan, thô thiển, thiếu căn cứ, dù họ đã có đọc sách. Vấn đề không kém phần quan trọng ở đây là sách báo - dữ liệu tham khảo cần đảm bảo tính chính thống của các nguồn sử liệu và nghiên cứu. Còn những thông tin có tính dã sử, truyền thuyết hay truyền khẩu, giai thoại dân gian..., cũng cần được nói rõ, như một kênh tham khảo thứ cấp nếu thấy cần thiết khi người nghe quan tâm.
Ở đây, cần thông cảm cho hướng dẫn viên “nhiệt tình thái quá” khi cụ thể hóa câu chuyện trong những nhân vật, thời điểm, sự việc cụ thể, với ngôn ngữ quá bình dân khi đề cập đến một tiểu tiết còn mờ ảo trong di sản truyền thống, vốn không phải là câu chuyện chính mang tính hồn cốt của di sản. Cho nên, ngành giáo dục đào tạo, ngành văn hóa du lịch ngoài việc hoàn thiện chương trình - giáo trình đào tạo, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu căn bản, quan trọng cho hướng dẫn viên để rồi ai quan tâm, cứ theo hệ thống danh mục tài liệu tham khảo để tìm hiểu, “luyện công” cả về tri thức lẫn kỹ năng, cho công việc được tốt hơn, hiệu quả hơn.
Với lòng đam mê, tri thức được chuyển tải uyển chuyển phù hợp với từng đối tượng, trong những bối cảnh, không gian cụ thể, hướng dẫn viên du lịch - sứ giả văn hóa sẽ càng đóng vai trò quan trọng để đưa du khách đến với di sản, đưa di sản đến với du khách, thiết thực giúp cho du khách tiếp tục trở lại với di sản Cố đô Huế.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/157e799681.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。