【dự đoán kqbd】Thịt gà chịu tác động mạnh nhất khi TPP có hiệu lực
Chăn nuôi dễ chịu tác động xấu
Chăn nuôi là ngành lớn thứ hai trong nông nghiệp của Việt Nam,ịtgàchịutácđộngmạnhnhấtkhiTPPcóhiệulựdự đoán kqbd chỉ đứng sau trồng trọt nhưng lại bị coi là ngành kém cạnh tranh, không bền vững và dễ chịu tác động xấu của các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là đối với TPP.Theo nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) công bố ngày 3-8, ngành chăn nuôi Việt Nam có sức cạnh tranh thấp với những đặc điểm nổi bật như: Chiếm đa phần là hình thức chăn nuôi sản xuất nhỏ lẻ, phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu giống và thức ăn từ nước ngoài, tình trạng bệnh tật còn phổ biến, khả năng và ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém. Đây là hiện tượng điển hình trong khắp các phân ngành như chăn nuôi lợn, gà, đại gia súc, sữa và các sản phẩm sữa…
Những đặc điểm này khiến cho năng suất và sản lượng của ngành chăn nuôi đều thấp, phụ thuộc ngày càng nhiều và nhập khẩu từ các nước TPP, đặc biệt là Mỹ, Australia, New Zealand, Canada và một số nước ASEAN như Thái Lan.
Chưa hết, ngành chăn nuôi trong nước sẽ còn phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn của hàng ngoại nhập khi Việt Nam hội nhập sâu hơn kinh tế thế giới và khu vực và đặc biệt là khi TPP có hiệu lực từ năm 2016. Theo đó, TPP có ảnh hưởng khá rõ lên ngành chăn nuôi thông qua phúc lợi, nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Xét trong tổng thể ngành, người tiêu dùng, nhà nhập khẩu sẽ có cơ hội tiếp cận các sản phẩm giá rẻ hơn và được lợi, trong khi người sản xuất, nhà xuất khẩu phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài tràn vào như thịt bò Australia, thịt gà, thịt lợn từ Mỹ. Cùng với đó, mức giảm thu từ thuế nhập khẩu khiến cho phúc lợi của ngành giảm.
DN kém hiệu quả sẽ phải rời thị trường
Đáng chú ý, xét theo phân ngành, các phân ngành nhóm động vật sống và nhóm thịt chỉ chịu tác động nhỏ lên người tiêu dùng, nhà nhập khẩu cũng như người sản xuất, nhà nhập khẩu. Tuy nhiên, phân ngành thịt gà chịu tác động lớn do hiện đang áp dụng mức thuế suất cao cũng như lượng nhập khẩu mặt hàng này tương đối lớn so với các sản phẩm khác.
Do vậy, sau khi TPP có hiệu lực, phân ngành thịt gà sẽ có xu hướng chịu tác động mạnh nhất nhưng phúc lợi của phân ngành này gần như cân bằng khi thặng dư của người tiêu dùng/nhà nhập khẩu đủ để bù đắp tổn thất từ thuế và thiệt hại của người sản xuất/nhà xuất khẩu.
Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR cùng với nhóm nghiên cứu đánh giá, chăn nuôi không phải là ngành Việt Nam đang có lợi thế. Sự gia tăng cạnh tranh từ hàng nhập khẩu sẽ buộc ngành phải tái cấu trúc mạnh mẽ để tăng hiệu quả nhằm tồn tại được trên thị trường.
Cụ thể, nhiều hộ nông dân, các trang trại, doanh nghiệp kém hiệu quả trong ngành ví dụ như phân ngành thịt lợn và thịt gia cầm sẽ buộc phải rời khỏi thị trường. Những hộ, trang trại, doanh nghiệp còn tồn tại được sẽ phải tái cấu trúc mạnh mẽ để có thể cạnh tranh.
Ông Thành cho biết, trong giai đoạn chuyển tiếp đó, các chính sách hướng đến việc tái cấu trúc ngành chăn nuôi là cần thiết nhằm thỏa mãn một phần nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng và nhằm giảm bớt những thua thiệt cho những đối tượng buộc phải chuyển đổi công việc hoặc buộc phải rời khỏi ngành.
"Tái cấu trúc cũng cần hướng ưu tiên vào các phân ngành hiện nay hoặc trong tương lai không phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ hàng ngoại nhập do thói quen tiêu dùng (thịt tươi hơn thịt đông lạnh), do các rào cản thương mại tự nhiên (sữa tươi, trứng…) hoặc các sản phẩm mang tính đặc sản như gà thả đồi, lợn mán, lợn cắp nách…", ông Thành nói.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, thói quen thay đổi sẽ thay đổi dần theo thời gian. Các phân ngành chăn nuôi đang được hưởng lợi từ các rào cản tự nhiên kể trên hiện vẫn đang có năng suất thấp, hoặc không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Đối với các sản phẩm đặc sản, khả năng mở rộng sản xuất là không cao, do đó kế hoạch tái cơ cấu nên tập trung vào nâng cao tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hơn là mở rộng chăn nuôi đặc sản tràn lan.