Theôngthanhlýđượchệthốngquantrắctựđộngkhucôngnghiệpkhuchếxuấbình dương đấu với tp.hcmo UBND TP.HCM, từ năm 2014, trước tình hình phát triển kinh kế xã hội và xuất phát từ yêu cầu quản lý, kiểm soát các nguồn thải lớn trên địa bàn, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường đầu tưHệ thống gồm 16 trạm quan trắc tự động chất lượng nước thải sau xử lý tại các Khu chế xuất, Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao. Hệ thống đi vào hoạt động từ năm 2015 liên tục cho đến nay, mặc dù được vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế thiết bị theo quy trình nhưng cũng đã xuống cấp, hư hỏng. Do đó việc thanh lý để đầu tư mới các trạm quan trắc tự động này là cần thiết để đáp ứng yêu cầu các đơn vị Chủ đầu tư hạ tầng Khu chế xuất, Khu công nghiệp và Khu công nghệ cao phải thực hiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục nước thải theo đúng quy định (hoàn thành chậm nhất là ngày 31/12/2024) được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ và Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/ 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Tuy nhiên việc thanh lý để đầu tư mới gặp khó khăn. Cụ thể các trạm quan trắc tự động chất lượng nước thải sau xử lý là hạ tầng kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành về tài nguyên và môi trường; không phải tài sản tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và hiện nay chưa có quy định về việc quản lý, sử dụng, khai thác đối với loại tài sản kết cấu hạ tầng thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Do đó, UBND TP.HCM vừa kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến hướng dẫn về việc quản lý, sử dụng, khai thác đối với loại tài sản kết cấu hạ tầng thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường để Thành phố thực hiện thủ tục thanh lý tài sản là hệ thống các trạm quan trắc tự động chất lượng nước thải theo đúng quy định. |