【ket quả bóng đá ngoại hạng anh】Kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP đã mang lại nhiều hiệu quả

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-10 20:47:36 来源:88Point 作者:Cúp C1 点击:175次

TheếtnốitiuthụsảnphẩmOCOPđmanglạinhiềuhiệuquảket quả bóng đá ngoại hạng anho đánh giá của Bộ NN&PTNT, hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương trên cả nước; đặc biệt là làm thay đổi mạnh mẽ đời sống của người dân khi tham gia làm chủ thể OCOP. Để có cái nhìn tổng quát về tình hình thực hiện sản phẩm OCOP, nhất là giải pháp giúp các chủ thể OCOP trong việc kết nối tiêu thụ sản phẩm, phóng viên Báo Hậu Giang vừa có cuộc trao đổi với ông Ngô Trường Sơn (ảnh), Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, về một số nội dung liên quan đến những vấn đề trên.

Xin ông cho biết khái quát kết quả thực hiện chương trình OCOP hiện nay của cả nước, cũng như riêng vùng ĐBSCL như thế nào ?

- Sau gần 14 năm triển khai xây dựng nông thôn mới, bên cạnh sự khởi sắc, nổi bật về diện mạo các vùng nông thôn thì sức sống của nông thôn, nhất là kinh tế nông thôn cũng đã có sự thay đổi rõ rệt, đóng góp chung vào quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập của nền kinh tế đất nước; trong đó, có sự đóng góp quan trọng của chương trình OCOP được triển khai từ năm 2018 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay, sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình OCOP đã khẳng định sự phù hợp và có sự lan tỏa mạnh mẽ; nhờ vậy hiện cả nước đã có hơn 14.000 sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, với gần 7.800 chủ thể. Trong đó, tại khu vực ĐBSCL, hiện có gần 3.000 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (đứng thứ 2 cả nước sau vùng đồng bằng sông Hồng), với 1.521 chủ thể. Nhìn chung các địa phương vùng ĐBSCL đã có hướng tiếp cận phù hợp khi tập trung, ưu tiên phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng, gắn với lợi thế của các vùng nguyên liệu tập trung như: trái cây, thủy sản, lúa gạo để phát triển các sản phẩm đặc sắc, mang sắc thái của vùng ĐBSCL.

Riêng tại tỉnh Hậu Giang, địa phương này hiện có 278 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao, trong đó sản phẩm tập trung vào một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh như: khóm, lúa, mít, bưởi da xanh, xoài cát Hòa Lộc, chanh không hạt, cá thát lát, lươn…

Ông đánh giá như thế nào về mẫu mã và chất lượng các sản phẩm OCOP hiện nay, thưa ông ?

- Nhìn tổng thể chung, các sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của các địa phương. Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, các chủ thể OCOP đã có những bước chuyển mình, tự tin, chủ động hơn trong mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kênh phân phối. 

Theo đánh giá của ông thì việc thực hiện chương trình OCOP đã và đang góp phần làm thay đổi những gì tại nông thôn ?

- Chương trình OCOP đã và đang góp phần làm thay đổi về tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn theo hướng liên kết chuỗi giá trị, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh của địa phương. Bên cạnh đó là góp phần tạo thêm việc làm, thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn và các nhóm yếu thế như vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ; đặc biệt hiện có không ít phụ nữ là chủ thể của nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng riêng của tỉnh.

Bên cạnh những mặt tích cực thì hiện chương trình OCOP còn những mặt hạn chế nào, thưa ông ?

- Trong quá trình thực hiện chương trình OCOP của cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng hiện vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định như: Chưa tập trung xứng đáng sự quan tâm đến các sản phẩm đặc sắc chủ lực của vùng như thủy sản; quy mô sản xuất nhỏ, năng lực sản xuất hạn chế, tính liên kết yếu, một số sản phẩm bao bì, nhãn mác có tiến bộ nhưng còn đơn giản, đóng gói bao bì chưa bắt kịp xu thế của người tiêu dùng, tư duy về xây dựng thương hiệu còn hạn chế... Do đó, các chủ thể OCOP cần phải tiếp tục nỗ lực, chuyển đổi về tiếp cận, tư duy trong sản xuất và thương mại, tiếp tục nâng cao chất lượng và năng lực để tiếp cận tốt hơn vào thị trường.

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn, nhất là giúp các chủ thể OCOP đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thời gian qua, Trung ương và các tỉnh, thành phố trên cả nước có những hoạt động, giải pháp gì, thưa ông ?

- Trong thời gian qua, các bộ, ngành Trung ương và địa phương trên cả nước đã triển khai nhiều diễn đàn, hội chợ, hoạt động kết nối nhằm hỗ trợ các chủ thể OCOP đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường. Trong đó, Bộ NN&PTNT đã tổ chức nhiều diễn đàn, hội chợ như: Hội chợ đặc sản vùng miền và sản phẩm OCOP thường kỳ; triển lãm sản phẩm OCOP tại Festival bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam; không gian OCOP gắn với hoạt động du lịch nông thôn cấp vùng... Ngoài ra, nhiều địa phương đã thường xuyên tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP của địa phương, trong đó điển hình như: Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang...

Riêng tại vùng ĐBSCL, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng với một số địa phương nơi đây tổ chức thành công và thu lại nhiều kết quả ấn tượng từ Diễn đàn “Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL”.

Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về mục tiêu và những kết quả đạt được từ Diễn đàn “Kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL” được Bộ NN&PTNT thực hiện trong thời gian qua ?

- Sau 2 lần tổ chức thành công tại tỉnh Đồng Tháp (năm 2022) và Cà Mau (năm 2023), năm nay, diễn đàn được tổ chức tại tỉnh Kiên Giang trong 5 ngày, từ ngày 29-9 đến 3-10 vừa qua. Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL là một sự kiện lớn của vùng, có ý nghĩa quan trọng gắn với mục tiêu hình thành không gian kết nối, giao lưu, chia sẻ và hợp tác trong sản xuất, quảng bá và thương mại sản phẩm OCOP của vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, diễn đàn còn là không gian để người tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối có thể tiếp cận, trải nghiệm và giao thương sản phẩm OCOP.

Sau 3 lần tổ chức, diễn đàn đã trở thành một “không gian” để chia sẻ, học hỏi và giao lưu, không chỉ là các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể OCOP mà còn là của các doanh nghiệp thương mại, người tiêu dùng vùng ĐBSCL và một số tỉnh khác trên cả nước. Diễn đàn cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển, trưởng thành của các chủ thể, sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL, cả về số lượng và chất  lượng. Cụ thể, nếu vào năm 2022, khi diễn đàn được tổ chức lần đầu tiên, số lượng sản phẩm OCOP của vùng ĐBSCL mới đứng thứ 3 cả nước khi chiếm tỷ lệ 17,1% tổng số sản phẩm OCOP, thì đến năm nay, vùng ĐBSCL đã vươn lên đứng thứ 2 của cả nước khi số sản phẩm OCOP của vùng chiếm tỷ lệ 21,2% sản phẩm của cả nước. Đặc biệt, chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm OCOP của vùng ĐBSCL hiện đa dạng số lượng và đẹp về mẫu mã, cũng như chất lượng, từ đó tạo thuận tiện hơn cho người tiêu dùng, đồng thời các chủ thể OCOP sau khi tham gia diễn đàn thì ngày càng tự tin và trưởng thành hơn trong sản xuất, kinh doanh.

Mặt khác, diễn đàn ngày càng có sự tham gia của nhiều địa phương hơn khi năm nay, diễn đàn được tổ chức tại tỉnh Kiên Giang có sự tham dự của 35 tỉnh, thành phố (tăng gần 15 tỉnh, thành phố tham dự so với lần đầu tiên tổ chức). Tất cả những thông tin, con số trên cho thấy, diễn đàn đã và đang trở thành một sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng, uy tín và có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của Chương trình OCOP ở vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Từ những kết quả mang lại của diễn đàn, tới đây, Bộ NN&PTNT tiếp tục duy trì và luân phiên tổ chức hàng năm giữa các địa phương vùng ĐBSCL.

Tham gia Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL tại tỉnh Kiên Giang vừa qua, tỉnh Hậu Giang có gian hàng trưng bày giới thiệu, quảng bá nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng của tỉnh như: sản phẩm từ gạo, trà mãng cầu, mật ong, các sản phẩm chế biến từ cá thát lát và khóm, sản phẩm chanh không hạt, bưởi, rượu… Qua hoạt động trên nhằm giúp các chủ thể có sản phẩm OCOP của tỉnh có cơ hội kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. 

 

Xin cảm ơn ông !

HỮU PHƯỚC thực hiện

(责任编辑:La liga)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接