YÊU QUÊ HƯƠNG QUA “TIẾT HỌC BIÊN GIỚI”
“Bộ đội biên phòng là lực lượng vũ trang nhân dân,ếthọcldquođặcbiệkết quả bóng đá ngoại là một thành phần của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là lực lượng nòng cốt chuyên trách trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia và khu vực biên giới”- đó là thông tin mà Thiếu tá Nguyễn Hoàng Anh, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Lộc Thành trao đổi với học sinh ở Trường TH&THCS Lộc Thành, huyện Lộc Ninh.
Học sinh Trường TH&THCS Lộc Thành tham gia tiết học biên giới tại cột mốc do Đồn biên phòng Lộc Thành quản lý
Theo kế hoạch đã đăng ký từ trước, hôm nay các chiến sĩ Đồn biên phòng Lộc Thành có lịch dạy “Tiết học biên giới” tại trường này. Bài giảng được thiết kế bằng phần mềm PowerPoint. Một tiết học thường có 2 phần, gồm cung cấp các kiến thức cơ bản về nghị định, quy chế, quy định của pháp luật về biên giới quốc gia và sau đó học sinh sẽ được tham quan, trải nghiệm thực tế ở các cột mốc biên giới. Đây là phần hấp dẫn và lý thú nhất ở “Tiết học biên giới”. Dù quãng đường di chuyển xa nhưng khi đến nơi thiêng liêng của Tổ quốc, được nghe các cán bộ, chiến sĩ biên phòng giới thiệu ý nghĩa của cột mốc biên giới, cả “thầy” và trò ai cũng bồi hồi xúc động.
Em Đỗ Hồ Thùy Băng, học sinh Trường TH&THCS Lộc Thành, huyện Lộc Ninh bày tỏ niềm vui và tự hào khi được tham gia tiết học biên giới và trực tiếp thăm cột mốc ranh giới giữa nước ta và nước bạn Campuchia. “Thông tin trong tiết học này đã giúp em hiểu thêm về vai trò, mục đích và ý nghĩa của việc cắm mốc biên giới. Từ đó, bản thân em cũng ý thức hơn phải làm gì để bảo vệ quê hương, đất nước” - Thùy Băng chia sẻ.
Còn với em Nguyễn Thị Quỳnh Vy, một tiết học như thế không chỉ giúp em hiểu về đường biên giới mà còn biết thêm các thông tin khác, đặc biệt là nhiệm vụ của bộ đội biên phòng. “Ngoài các thông tin về biên giới, thông qua tiết học này, em còn biết thêm về công việc của các chú bộ đội biên phòng. Một công việc rất vất vả nhưng đầy vinh quang và tự hào” - Vy bày tỏ.
Là một trong những trường học phối hợp tốt với lực lượng bộ đội biên phòng để tổ chức các tiết học biên giới, Ban giám hiệu Trường TH&THCS Lộc Thành luôn tạo mọi điều kiện để tiết học diễn ra suôn sẻ, hiệu quả. Bởi ngoài kiến thức mang lại cho học sinh, đó cũng là cách để bồi dưỡng tình yêu quê hương cho các em ngay từ khi còn nhỏ. “Tiết học biên giới giúp đội ngũ giáo viên, đặc biệt là thế hệ trẻ biết rõ hơn về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của mỗi người đối với quê hương, đất nước. Qua đó, nâng cao trách nhiệm của người dân nói chung và người dân vùng biên nói riêng về việc xây dựng và vun đắp tình đoàn kết giữa các nước với nhau”- Phó Hiệu trưởng Trường TH&THCS Lộc Thành Hoàng Văn Phong cho biết.
Nội dung những tiết học này là các thông tin được chắt lọc một cách cơ bản, dễ hiểu nhất, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi học sinh. Bằng hình ảnh trực quan, sinh động, chúng tôi giới thiệu thế nào là cột mốc, đường biên giới để các em hiểu. Và các em rất hào hứng khi tham gia tiết học này. Hầu như em nào cũng muốn được tham gia, được học và trải nghiệm cùng với bộ đội biên phòng. Thiếu tá Nguyễn Hoàng Anh, Chính trị viên phó Đồn biên phòng Lộc Thành |
Đến nay, các tiết học biên giới đã bước sang năm thứ 5. Hàng trăm buổi học đã được tổ chức và được đánh giá hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho học sinh. Có được điều đó, đội ngũ những thầy giáo “không chuyên” - những chiến sĩ biên phòng này phải có sự chuẩn bị kỹ về nội dung cũng như cách truyền đạt cụ thể.
Thực tế cho thấy, các tiết học biên giới không chỉ góp phần bồi đắp lòng tự hào, tự tôn dân tộc mà còn giúp các em hiểu được giá trị thiêng liêng của chủ quyền lãnh thổ. Từ đó sẽ trở thành một “cột mốc sống” trên tuyến biên giới để chung tay xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và hợp tác phát triển.
NHỮNG NGƯỜI THẦY “KHÔNG CHUYÊN”
Chùa Sóc Lớn ở xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh lúc cao điểm có thể sắp xếp lên tới 10 lớp dạy và học chữ Khmer. Đứng lớp ở nơi đặc biệt này chính là các sư sãi, tình nguyện viên của nhà chùa. Ông Triệu Khiêm, một trong rất nhiều tình nguyện viên đứng lớp đến từ tỉnh Bạc Liêu đã dành nhiều tình cảm cho học sinh nơi đây. 5 năm nay, ông không quản đường sá xa xôi, có mặt ở chùa Sóc Lớn, mang yêu thương và tình cảm đặc biệt để truyền đạt kiến thức cho học sinh.
Ở đây, đa phần các em nói được tiếng Khmer nhưng lại không biết viết. Khi chùa tổ chức những lớp học như thế này, tôi cũng cố gắng sắp xếp công việc để lên đây. Và quan trọng nhất là mong các em sẽ biết được ngôn ngữ của mình, khi chúng tôi già đi, các em có thể truyền đạt lại cho thế hệ mai sau. Ông Triệu Khiêm, một trong những tình nguyện viên đứng lớp tại chùa Sóc Lớn |
Gọi đây là những “thầy giáo không chuyên” bởi họ không được đào tạo chính quy tại các trường sư phạm, nhưng cách họ đứng lớp và truyền đạt kiến thức thì cũng rất chuyên nghiệp. Với sư thầy Lâm Cha Ni, dù mới đứng lớp 2 năm nhưng những nét chữ được trình bày ngay ngắn trên bảng đen, tiếng thước gõ nhắc đọc bài và sự hào hứng tiếp thu kiến thức của người học chính là động lực để sư thầy làm tốt hơn công việc của mình. Ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam ở nơi này cũng rất đặc biệt, bởi họ nhận được tình cảm từ những học trò thân thương của mình. “Ở trong chùa, ngày lễ 20-11 cũng có những kỷ niệm “đặc biệt”, các em hát, múa và có nhiều hoạt động lắm. Tuy đơn sơ, giản dị nhưng đó cũng là cách để các em gửi lời cảm ơn đến những người thầy như chúng tôi”- sư thầy Lâm Cha Ni vui vẻ chia sẻ.
Một ngày lễ 20-11 nữa lại về, với những thầy giáo “không chuyên” như Thiếu tá Nguyễn Hoàng Anh, ông Triệu Khiêm hay sư thầy Lâm Cha Ni, họ không mong ước gì ngoài được truyền đạt nhiều kiến thức bổ ích đến học sinh. Để từ đó, các em thêm yêu quê hương, văn hóa truyền thống dân tộc và trở thành những người có ích cho xã hội.