Thông tin tại hội thảo cho biết,óThốngđốcNgânhàngNhànướcnóivềảnhtĩnhvẫnxácthựcđượckhuônmặbang xep hang giai tbn đến nay, hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Thanh toán qua di động (Mobile) và QR code bình quân qua các năm từ 2017 - 2023 đạt trên 100%/năm.
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830 nghìn tỷ VNĐ/ngày (tương đương 40 tỷ USD), hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch/ngày.
Ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc NHNN phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: C.T |
Quy định chi tiết về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt |
Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, tiện lợi mà các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng đem lại, ngành Ngân hàng cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật trước nguy cơ bị tấn công mạng, tình trạng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài khoản ngân hàng của người dân, các thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.
Một trong những nội dung được lãnh đạo NHNN chia sẻ tại hội thảo là việc cập nhật các thông tin về những ngày đầu triển khai Quyết định 2345/QĐ-NHNN. Theo đó, 92% số lượng giao dịch vẫn là giao dịch nhỏ thông thường, chưa thuộc các giao dịch phải xác thực khuôn mặt theo phương thức mới.
Ngoài ra, về một số vấn đề được dư luận phản ánh, trong đó có việc có trường hợp xác thực dùng ảnh chụp khuôn mặt mà vẫn chuyển được tiền, ông Phạm Tiến Dũng - Phó Thống đốc NHNN cho biết, trong những ngày đầu triển khai, một số ngân hàng ưu tiên đảm bảo yếu tố giao dịch thông suốt nên tạm cắt bỏ tính năng động.
Tuy nhiên, điều này vẫn có ý nghĩa tăng thêm lớp xác thực nhiều hơn so với trước kia chứ không giảm bớt đi. Sau thời điểm đầu, hệ thống đã đi vào ổn định và các ngân hàng bật lại tính năng xác thực thực thể sống và việc dùng ảnh tĩnh không thể thực hiện giao dịch được.
Tại hội thảo, đại diện của Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Bộ Công an cho biết, thời gian tiếp theo sau khi việc triển khai Quyết định 2345 đi vào nền nếp, Bộ Công an và NHNN sẽ tiếp tục phối hợp tra soát để hoàn thiện tiếp các bước trong việc nâng cao hơn nữa quy trình bảo mật.
Ngoài ra, một giải pháp rất quan trọng được nhiều chuyên gia đề cao là cần tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng.
Một số nhóm giải pháp chính để nâng cao an toàn bảo mật Để hạn chế, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng trên không gian mạng, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã chủ động triển khai các nhóm giải pháp chính, gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện; triển khai các giải pháp công nghệ và cơ chế phối hợp; tuyên truyền, cảnh báo phòng, chống tội phạm lừa đảo; phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng, chống lừa đảo qua mạng. |