TheỉSơnTràtrànxuốngđườnghunghănggiậtthứcăntrêntaydukhátop ghi bàn bóng đáo ghi nhận của PV, dọc đường Lê Văn Lương, đường Hoàng Sa lên bán đảo Sơn Trà xuất hiện nhiều đàn khỉ xuống đường tìm kiếm thức ăn. Thời điểm khỉ xuống nhiều nhất là vào 7h và từ 16h. Từ dụ khỉ cho ăn đến bị khỉ cắn, giật đồ Theo quan sát, tại những nơi tập trung đông người, khỉ kéo đến từng đàn, chờ được cho ăn. Nhiều con khỉ đeo bám du khách để xin thức ăn, thậm chí còn cướp giật đồ ăn, túi xách trên tay du khách. Sang và Loan (Đà Nẵng) cùng lên bán đảo Sơn Trà ngồi ngắm cảnh. Vừa bày đồ ăn ra bàn, hai cô bạn đã bị khỉ cướp mất túi bánh. Khỉ còn 2 lần giật túi xách của Sang khiến cô hốt hoảng. Có lúc Sang phải đi ra chỗ khác vì sợ khỉ nhảy vào người. “May mà tôi đeo túi xách ở tay nên còn giật lại được, không thì mất hết đồ đạc, giấy tờ quan trọng. Ngồi ngắm cảnh mà tôi thấy thấp thỏm, lo lắng, phải nhìn trước, ngó sau để đề phòng. Không hiểu sao khỉ Sơn Trà lại ngày càng táo tợn như vậy, chúng không còn sợ người nữa”, Sang nói. Anh Nguyễn Long (du khách đến từ Nghệ An) lên Sơn Trà dạo chơi cũng bị khỉ giật mất đồ ăn. “Giật xong, khỉ còn quay lại xem còn gì để lấy tiếp hay không. Thấy tôi giơ tay phản ứng, chúng còn nhe răng định tấn công lại”, anh Long cho hay. Mặc dù bán đảo Sơn Trà có nhiều biển báo cấm cho khỉ ăn, nhưng nhiều du khách vẫn chủ động mang đồ ăn để dụ khỉ. Khi thấy đàn khỉ đu bám, vây quanh xin ăn, họ liền lấy điện thoại để quay phim, chụp ảnh. Chị Cao Thị Kim Tuyết, tình nguyện viên thường xuyên có mặt trên bán đảo Sơn Trà cho biết, việc khỉ tràn xuống đường, giành giật đồ ăn là hệ luỵ của việc thời gian dài người dân, du khách mang đồ ăn cho khỉ. Đàn khỉ thay đổi tập tính, không chịu vào rừng kiếm ăn mà chờ đợi đồ ăn từ con người. Khi thấy du khách mang theo thức ăn, khỉ sẽ lao vào cắn xé, giành giật gây nguy hiểm. Nhiều lần, chị chứng kiến khỉ tràn xuống đường kiếm ăn nên bị xe cán. Nhiều du khách do trêu đùa, hù dọa khỉ mà bị khỉ cắn, cào cấu. Khỉ mất dần tập tính tìm thức ăn trong thiên nhiên Ông Phan Minh Hải, Phó Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, tình trạng đàn khỉ Sơn Trà kéo xuống đường tìm kiếm thức ăn xuất hiện từ khoảng năm 2020, do một số người dân và du khách mang thức ăn, trái cây, bánh kẹo tiếp cận và cho khỉ ăn nhằm mục đích vui đùa, chụp ảnh. Hành vi này làm khỉ mất dần tập tính tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên. “Ngay khi xuất hiện tình trạng này, Ban quản lý đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các giải pháp. Sau một thời gian triển khai, tình trạng người dân và du khách cho khỉ ăn đã giảm, khỉ ít tràn xuống. Tuy nhiên, gần đây, khỉ lại tràn xuống đường để lấy, giành giật thức ăn từ người dân và du khách”, ông Hải cho hay. Ông Hải cho biết, trước tình trạng trên, Ban quản lý đã tổ chức buổi họp bàn với các các đơn vị chức năng, các tổ chức cá nhân có chuyên môn liên quan đến đa dạng sinh học… để đưa ra các giải pháp. Trước mắt là triển khai chiến dịch tuyên truyền mở rộng ở các khu vực cửa ngõ vào thành phố (sân bay, nhà ga…), tuyên truyền trong các trường học cộng đồng dân cư… Bên cạnh đó, tăng cường giám sát, tuần tra, gắn camera giám sát. Hiện Ban quản lý đã cử nhân viên tuần tra, nhắc nhở du khách tại tuyến đường từ nút giao thông Lê Đức Thọ đến khu nghỉ dưỡng InterContinental, khuôn viên chùa Linh Ứng, đặc biệt tăng cường vào các giờ cao điểm trong ngày (từ 7h30 - 10h30 và từ 15h – 17h) và các ngày cuối tuần. Ban quản lý cũng đã đề xuất Sở Du lịch có các văn bản gửi các công ty lữ hành, hướng dẫn viên du lịch, đơn vị vận chuyển… khuyến cáo du khách không cho động vật hoang dã ăn trái cây và thức ăn đóng gói sẵn khi tham quan Sơn Trà. Ông cho biết, hiện không có văn bản nào cho phép lực lượng chức năng xử phạt người cho khỉ ăn. Về dài hạn, ông cho rằng cần nghiên cứu đánh giá chuyên sâu của các tổ chức động vật học, để có báo cáo khoa học và đưa ra cách xử lí hiệu quả. Đồng thời, cần bổ sung quy chế và chế tài xử phạt hành chính để giải quyết dứt điểm tình trạng này. Người phụ nữ luồn rừng, dặn dò khỉ con đừng nghịch vì vừa xuất việnSau khi ngồi nghe lời dặn dò của người phụ nữ cứu sống mình, chú khỉ con dùng hai tay nhận quả chuối từ chị rồi ngậm vào miệng, trèo lên cây. Trên đường trở về rừng, nó nán lại, ngoái đầu nhìn chị như thể thay cho lời từ biệt. |