Một "thuyền trưởng" duy nhất...
Tương tự như tất cả tổ chức khác,âuÂulênkếhoạchthaymásố liệu thống kê về girona gặp rcd mallorca các thể chế của EU luôn tìm cách thoát khỏi sự kiểm soát của các quốc gia thành viên thông qua việc tập trung và tăng thêm quyền lực nhằm khẳng định vị thế, vai trò của mình. “Kịch bản thứ 6” về tương lai của EU mà Chủ tịch Juncker trình bày trước Nghị viện châu Âu (EP) gồm các bước đi mạnh mẽ nhằm phát triển EU theo xu hướng này, nhằm thay đổi căn bản cấu trúc quyền lực trong EU. Kế hoạch của ông Juncker bao gồm việc thành một một số cơ quan mới của EU, đồng bộ hóa quan điểm của các nước thành viên đối với các vấn đề quan trọng như chính sách phúc lợi xã hội. Tuy nhiên, đề xuất lập 2 vị trí mới trong EU - vị trí “siêu chủ tịch” trên cơ sở nhất thể hóa 2 chức Chủ tịch EC và Chủ tịch Hội đồng châu Âu; và lập thêm vị trí Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính EU - mới là vấn đề thực sự có tác động lớn tới tương lai của EU.
Ở cấp độ quốc gia, các vị trí quyền lực nhất luôn do các lãnh đạo cơ quan hành pháp, như nhà vua, tổng thống hay thủ tướng nắm giữ cùng với bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ nắm giữ. Tuy nhiên, ở cấp độ EU, quyền lực thực sự lại liên quan đến vấn đề thị trường nội khối và việc kiểm soát thị trường này. Do đó, Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính sẽ là một nhân vật nắm giữ quyền lực lớn trong EU. Nhân vật này rõ ràng sẽ áp đảo quyền lực của những người đồng cấp ở các quốc gia thành viên. Quyền lực của vị trí này, ở mức độ nào đó, có thể so sánh với quyền lực của thủ tướng, tổng thống các nước thành viên - những người có quyền phủ quyết các đề xuất của Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính EU trên cơ sở nhiệm vụ được người dân của các quốc gia này giao phó. Chủ tịch Juncker đang cố gắng gỡ bỏ các rào cản này. Ông muốn châu Âu có “siêu chủ tịch”, lãnh đạo cả cơ quan hành pháp (EC) và cơ quan quyền lực tối cao của EU (Hội đồng châu Âu). Nếu vị trí “siêu chủ tịch” được chọn ra trên cơ sở bầu cử như đề xuất của Chủ tịch Juncker, không ai có thể kiểm soát được quyền lực của nhân vật này. Tổng thống, thủ tướng các nước thành viên EU sẽ trở thành những “người phát ngôn” của EU. Dần dần, quyền lực và lợi ích của EU sẽ tập trung vào 2 vị trí siêu chủ tịch và Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính.
...hay châu Âu đa tốc độ?
Tầm nhìn về tương lai châu Âu trong thông điệp liên minh của Chủ tịch Juncker có phần khác với ý tưởng về một châu Âu hai tốc độ đang được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ủng hộ. Trong khi ông Juncker muốn EU chỉ nên có một "thuyền trưởng", cho rằng tính hiệu quả của EU sẽ ngày càng mạnh lên với phương án sáp nhập hai chức vụ nói trên vào làm một, một số nước trong đó có Pháp đã đề nghị về một liên minh đa tốc độ đầy tham vọng, theo đó khu vực đồng tiền chung (Eurozone) phát triển nhanh hơn.
Thông điệp của ông Juncker cho thấy một quan điểm rất khác biệt với tầm nhìn châu Âu của Tổng thống Pháp. Chủ tịch EC phản đối mạnh mẽ việc thành lập một Nghị viện Eurozone, vốn được nước Pháp chủ trương từ nhiều đời tổng thống trước. Quan điểm của nước Pháp nhắm vào những nội dung còn nhiều bất đồng như vấn đề lao động di cư nội khối, vốn là nguyên nhân tạo nên sự ngăn cách giữa Đông và Tây trong EU. Đối với Chủ tịch EC, việc tạm “yên ắng” về kinh tế và chính trị sẽ cho phép tạo ra những nhịp cầu nối mới. Bộ trưởng phụ trách các vấn đề EU của Pháp Natalie Loiseau đảm bảo rằng quan điểm của ông Juncker về Eurozone cho thấy đây là một hồ sơ đang được hoàn thiện, ở đó không ít bất đồng về tương lai của khu vực còn đang hiện hữu. Theo bà Loiseau, một trong những nền tảng cơ bản là tăng cường vị thế của khu vực Eurozone phải đi đôi với sự kiểm soát chặt chẽ hơn từ phía các chính phủ và nghị viện. Để đáp trả lại diễn văn của chủ tịch Juncker, Pháp sẽ thông báo những đề xuất riêng của mình về cải tổ châu Âu vào ngày 26/9 tới.
Với các đề xuất cải cách trên, Chủ tịch EC Juncker có thể sẽ trở thành nhân vật đi vào lịch sử của EU khi thúc đẩy sự phát triển của liên minh trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hiện nay. Ngược lại, ông Juncker cũng có nguy cơ trở thành nhân vật phải chịu trách nhiệm cho các thất bại của EU, trong đó có việc không rút ra được các bài học sau sự kiện Brexit.