【lịch bóng tối nay】Chiến lược mới mở ra cơ hội lớn cho khối tư nhân phát triển năng lượng

作者:Cúp C1 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:28:19 评论数:
chien luoc moi mo ra co hoi lon cho khoi tu nhan phat trien nang luongBộ Chính trị ban hành Nghị quyết về chiến lược phát triển năng lượng
chien luoc moi mo ra co hoi lon cho khoi tu nhan phat trien nang luongBộ Công Thương muốn bổ sung 12 dự án điện gió,ếnlượcmớimởracơhộilớnchokhốitưnhânpháttriểnnănglượlịch bóng tối nay điện mặt trời vào quy hoạch
chien luoc moi mo ra co hoi lon cho khoi tu nhan phat trien nang luongPhó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: "Không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào"
chien luoc moi mo ra co hoi lon cho khoi tu nhan phat trien nang luong
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Bộ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả đạt được của ngành năng lượng trong những năm qua?

Về tổng thể chung trong nền kinh tế, ngành năng lượng có hai vai trò rất quan trọng. Thứ nhất là bản thân ngành năng lượng cũng là một cấu thành trong các ngành công nghiệp, có đóng góp to lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là thông qua vai trò của các doanh nghiệp lớn. Những phát triển của doanh nghiệp này tạo nên sự phát triển cho kinh tế Việt Nam.

Trong giai đoạn 2007-2017, ngành năng lượng đã có sự tăng trưởng nhanh chóng. Giá trị sản xuất trong ngành năng lượng tăng 6 lần, sản lượng điện tăng hơn 3,3 lần. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng đóng góp ngân sách nhà nước hơn 204.000 tỷ đồng, chiếm 17,8% thu ngân sách nhà nước.

Thứ hai, năng lượng cũng là ngành thiết yếu đóng góp quan trọng cho các ngành kinh tế, không chỉ đảm bảo thiết yếu cho sản xuất của nền kinh tế, đời sống xã hội của nhân dân về điện năng, mà ngành điện còn cung cấp các chỉ tiêu đầu vào quan trọng cho các ngành, phân ngành kinh tế. GDP tăng trưởng 6,5-7%/năm thì yêu cầu phát triển điện năng phải đảm bảo 11-11,5%/năm.

Trong bối cảnh hiện tại khi kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, sự ra đời của Nghị quyết 55 có ý nghĩa ra sao, thưa Bộ trưởng?

Nghị quyết 55 ra đời thời điểm này rất có ý nghĩa, khi kinh tế Việt Nam đang hội nhập rất sâu, rộng với thế giới, toàn cầu hóa bước vào giai đoạn quyết liệt.

Cùng với phát triển của các ngành kinh tế, các ngành công nghiệp, Việt Nam cũng đang bắt đầu chuyển biến trở thành nước phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu bởi năng lượng sơ cấp phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua và đã được khai thác ở mức rất cao.

Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam cần phải có chiến lược mới về năng lượng được đặt chung trong chiến lược về phát triển kinh tế-xã hội để có thể có những quyết sách và giải pháp đảm bảo yếu tố bền vững không chỉ cho an ninh năng lượng quốc gia mà còn có liên quan an ninh quốc gia, địa chính trị…

Vấn đề khác nữa phải đề cập tới là chiến lược này đưa ra khi trình độ phát triển của Việt Nam đang được tiếp tục nâng cao, nhưng các khuôn khổ luật pháp, quy định chính sách của Việt Nam sau thời gian phát huy hiệu quả đã có bất cập, tồn tại, cản trở phát triển năng lượng và an ninh năng lượng, bền vững của đất nước.

Hơn bao giờ hết, an ninh năng lượng và năng lượng quốc gia rất cần quan điểm, định hướng mới phù hợp với chuyển biến chung toàn cầu, để từ đó chúng ta có thể định hình phát triển của đất nước, nhất là về an ninh năng lượng quốc gia.

Một điểm nhấn được đặt ra trong Nghị quyết 55 là đẩy mạnh khuyến khích tư nhân tham gia đầu tư phát triển ngành năng lượng. Bộ trưởng có thể phân tích rõ hơn về điều này?

Có thể nói, chúng ta đã có đạt được nhiều dấu ấn rất tích cực trong việc huy động các nguồn lực xã hội, tư nhân phục vụ cho phát triển năng lượng. Ví dụ điển hình như trong lĩnh vực điện năng, có 28% tổng công suất phát đến từ khu vực tư nhân.

Điều mà chúng ta thấy, chỉ có một số cơ chế chính sách mới đưa vào như cơ chế giá cho điện mặt trời (Quyết định số 11/207/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam) hay giá cho điện gió (Quyết định Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam) cho thấy, tiềm năng rất lớn của khu vực tư nhân trong tham gia phát triển ngành điện.

Nghị quyết 55 còn xác định chiến lược rất rõ định hướng của phát triển bền vững năng lượng quốc gia sắp tới phải tập trung phát triển các nguồn năng lượng đa dạng, phù hợp.

Ví dụ, trong Nghị quyết 55 nêu rõ phải phát triển cân đối hài hòa các nguồn điện nhưng tập trung khai thác sử dụng hợp lý và phù hợp các nguồn năng lượng sơ cấp, hóa thạch trong nước; đồng thời tiếp tục tập trung ưu tiên năng luượng tái tạo, năng lượng điện khí…

Nghị quyết cũng xác định rõ các nguyên tắc để phát triển các nguồn năng lượng này có hiệu quả, đó là dựa trên yếu tố của giá cả cũng như về công nghệ, độ an toàn.

Nói điều này để thấy, Nghị quyết 55 đã mở ra những cơ hội mới, to lớn và tiềm năng cho khu vực tư nhân trong tham gia phát triển năng lượng sắp tới.

Xin Bộ trưởng cho biết, Bộ Công Thương đã có bước chuẩn bị và những kế hoạch triển khai ra sao để Nghị quyết 55 thực sự đi vào cuộc sống?

Với góc độ là bộ đầu mối thì Bộ Công Thương sẽ sớm xây dựng kế hoạch hành động để triển khai, báo cáo Ban cán sự Đảng, Chính phủ để xây dựng chương trình hành động. Nhưng có những việc phải triển khai sớm, thậm chí không đợi Chương trình hành động từ Chính phủ, mà phải quán triệt nghiên cứu để sớm có giải pháp thực hiện.

Đơn cử như: Bộ Công Thương được Chính phủ giao xây dựng Tổng sơ đồ Điện 8, trong khi chờ đợi, Bộ sẽ tiếp tục có những điều chỉnh Tổng sơ đồ Điện 7 hiệu chỉnh sao cho hiệu quả hơn nữa.

Mới đây, chúng tôi đã có chuyến công tác tới các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên để khảo sát và thực hiện theo yêu cầu Nghị quyết 55 đặt ra. Để thực hiện tốt Nghị quyết 55, sẽ phải có những tìm hiểu, nghiên cứu từ thực tiễn, những vấn đề mới phát sinh.

Sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các tỉnh Tây Nam bộ như Long An, Bến Tre, Sóc Trăng… để nắm bắt thêm các vấn đề, từ đó có hướng vận dụng và quán triệt tinh thần Nghị quyết 55, giải quyết trước mắt và hướng lâu dài cho phát triển năng lượng…

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Để đảm bảo mục tiêu đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế, Nghị quyết 55 đã đề ra những con số mục tiêu quan trọng. Cụ thể là, cung cấp đủ nhu cầu năng lượng trong nước, đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030; trong đó, năng lượng sơ cấp đến năm 2030 đạt khoảng 175 - 195 triệu TOE (tấn dầu quy đổi), đến năm 2045, đạt khoảng 320 - 350 triệu TOE; tổng công suất của các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125 - 130 GW, sản lượng điện đạt khoảng 550 - 600 tỷ kWh. Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 15 - 20% vào năm 2030; 25 - 30% vào năm 2045…