Chưa phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước
Tại dự luật Chính phủ trình,ậpQuỹphòngthủdânsựdễgâychồngchéotrùnglắpnhiệmvụbảng xếp hạng tay ban nha Quỹ phòng thủ dân sự (PTDS) là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, được thành lập ở trung ương và cấp tỉnh để huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động phòng thủ dân sự.
Qua thảo luận, vấn đề này có hai nhóm ý kiến khác nhau. Nhóm ý kiến thứ nhất tán thành giữ như dự thảo Luật Chính phủ trình vì cho rằng, hoạt động PTDS có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, xử lý những vấn đề quan trọng tầm quốc gia…
Quỹ thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, không bắt buộc; được sử dụng trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) không đáp ứng kịp thời, trong khi yêu cầu tài lực khi có thảm họa, sự cố xảy ra là rất lớn, cấp thiết và rất khẩn trương để góp phần hạn chế ảnh hưởng của thảm họa, sự cố. Hiện nay có nhiều dạng sự cố, thảm họa mà không có nguồn quỹ để sử dụng khi xảy ra. Nếu có Quỹ PTDS sẽ có ngay nguồn lực để chủ động thực hiện các hoạt động cứu trợ khẩn cấp làm giảm thiểu thiệt hại do thảm họa, sự cố gây ra như trong phòng chống dịch Covid tại Việt Nam.
Các đại biểu tham dự Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách chiều 6/4. |
Nhóm ý kiến thứ hai đề nghị bỏ quy định này vì lý do hằng năm ngân sách thường xuyên đã bố trí gồm cả nguồn dự toán ngân sách và nguồn dự phòng để thực hiện các nhiệm vụ chi như dự thảo Luật nêu, trong khi Quỹ PTDS chưa làm rõ được khả năng tài chính độc lập. Nhiệm vụ chi của Quỹ trong một số trường hợp có thể trùng với nhiệm vụ chi của NSNN.
Hơn nữa, hiệu quả của Quỹ này sẽ không cao vì khi xảy ra thiên tai sẽ cần kinh phí rất lớn, nên nếu để số dư ở mức nhỏ sẽ không đáp ứng được yêu cầu, nếu dư Quỹ lớn sẽ lãng phí vì không thường xuyên sử dụng, việc khắc phục thiên tai vẫn phải là NSNN. Nguồn thu của Quỹ chỉ do đóng góp và điều tiết từ các quỹ khác. Việc hình thành Quỹ PTDS sẽ dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của Quỹ phòng chống thiên tai và quỹ phòng chống dịch, trong khi tính chất các quỹ này là khác nhau.
Do đó, nhóm ý kiến này cho rằng việc thành lập Quỹ là không cần thiết và chưa phù hợp với Luật NSNN. Mặt khác, việc quy định nguồn tài chính được điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách khác cũng không phù hợp với Luật NSNN và quy chế hoạt động của các quỹ tài chính ngoài ngân sách.
Do đây là vấn đề còn có ý kiến khác nhau, nên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và an ninh thống nhất với cơ quan chủ trì soạn thảo đề nghị đại biểu cho ý kiến về 2 phương án.
Phương án 1 là giữ quy định về Quỹ PTDS như dự thảo Chính phủ trình và có chỉnh lý một số nội dung cho phù hợp.
Phương án 2 quy định: “Trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng Chính phủ thành lập quỹ theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, tài sản của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác cho hoạt động phòng chống, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa”.
Nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách hoạt động chưa hiệu quả
Thảo luận tại hội nghị, một số đại biểu tán thành phương án 1. Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) cho rằng, việc quy định Quỹ PTDS là để tạo cơ chế pháp lý linh hoạt, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu cấp thiết, khắc phục hậu quả sự cố thảm họa trong những trường hợp khẩn cấp, đáp ứng yêu cầu tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị.
Đại biểu Hà Phước Thắng phát biểu tại hội nghị. |
Đại biểu Hà Phước Thắng (đoàn TP.HCM) nhất trí với phương án 1 quy định, Quỹ PTDS là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và được hình thành trên cơ sở điều tiết các quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động phòng thủ dân sự. Đồng thời, đề nghị cần rà soát các loại quỹ tương tự như Quỹ Phòng chống thiên tai, quỹ phòng chống dịch bệnh để tránh chồng chéo trùng lắp; bổ sung quy định về công khai, minh bạch trong việc triển khai thực hiện.
Các đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông), Tô Ái Vang (đoàn Sóc Trăng), Phạm Đình Thanh (Kon Tum) cũng tán thành phương án này.
Ngược lại, một số đại biểu nêu quan điểm ủng hộ phương án 2. Đại biểu Lò Thị Luyến (đoàn Điện Biên) cho biết qua lấy ý kiến cử tri về dự án Luật, đa số cử tri Điện Biên chọn phương án 2.
Lý do là bởi hiện nay đã có rất nhiều quỹ và một số quỹ hoạt động không hiệu quả và không huy động được nguồn. Nếu chọn phương án 1 như dự thảo cũng không phù hợp với Luật NSNN, vì theo quy định hiện hành thì hàng năm NSNN bố trí bao gồm cả nguồn dự toán ngân sách và nguồn dự phòng để thực hiện nhiệm vụ chi cho công tác PTDS. Như vậy, nhiệm vụ chi của Quỹ PTDS như dự thảo trình thì sẽ trùng với nhiệm vụ chi của NSNN.
Bên cạnh đó, tại khoản 5 của phương án 1 quy định "Quỹ PTDS sẽ điều tiết từ các quỹ ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động PTDS", như vậy cũng không phù hợp với yêu cầu về khả năng tài chính độc lập của việc thành lập quỹ này và không phù hợp với quy chế hoạt động của các quỹ tài chính ngoài ngân sách khác.
Nội dung chi của Quỹ PTDS trùng với nội dung chi của Quỹ Phòng, chống thiên tai, trong khi quan điểm hiện nay vẫn duy trì Quỹ Phòng chống thiên tai, Quỹ Bảo vệ môi trường và các quỹ tài chính ngoài ngân sách khác. Do vậy, đại biểu đề nghị tiếp cận theo hướng củng cố các quỹ hiện có về các lĩnh vực mà khi có sự cố, thảm họa có thể huy động để sử dụng theo các luật chuyên ngành.
Tương tự, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng đề nghị theo phương 2 bởi nhiều quỹ ngoài ngân sách hiện nay thực hiện chưa hiệu quả, việc vận động quỹ có sự đóng góp của người dân, doanh nghiệp rất nhiều. Việc thành lập Quỹ PTDS dễ trùng lắp với Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ phòng chống dịch bệnh… Hơn nữa, hàng năm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương đều có khoản dự phòng cho phòng, chống thiên tai, sự cố, thảm họa… Như đại dịch Covid vừa qua, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cũng đã xuất ngân sách để sử dụng. Do đó, đại biểu đề nghị nên giữ nguyên các quỹ đã có, không nên thành lập một quỹ mới.
Đây cũng là quan điểm của đại biểu Trịnh Minh Bình (Vĩnh Long), Nguyễn Tạo (Lâm Đồng). Ủng hộ phương án 2 theo hướng trong trường hợp cấp bách, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập quỹ, đồng thời các đại biểu lưu ý điểm then chốt ở đây là sự minh bạch, công khai trong quá trình sử dụng quỹ, bảo đảm tính công khai, minh bạch và sử dụng có hiệu quả./.