您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【kqbd kawasaki frontale】Tăng tuổi nghỉ hưu không giảm cơ hội việc làm của lao động trẻ

Nhận Định Bóng Đá186人已围观

简介Việc làm cho những người trẻ mới tham gia thị trường lao động và những người sắp về hưu không hoàn t ...

viec lam

Việc làm cho những người trẻ mới tham gia thị trường lao động và những người sắp về hưu không hoàn toàn giống nhau. Ảnh minh họa

Đây là khẳng định của bà Nguyễn Nguyệt Nga - chuyên gia cao cấp về bảo hiểm xã hội (BHXH) của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam,ăngtuổinghỉhưukhônggiảmcơhộiviệclàmcủalaođộngtrẻkqbd kawasaki frontale khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TBTCVN.

PV:Bà có đánh giá như thế nào về hệ thống hưu trí của Việt Nam hiện nay?

Bà Nguyễn Nguyệt Nga: Tôi cho rằng, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện được những thay đổi nhất định, được thể hiện ở trong Luật BHXH sửa đổi, theo hướng sẽ tăng cường khả năng bền vững về mặt tài chính trong dài hạn. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia các tổ chức quốc tế như WB, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), những cải cách hiện tại là đúng hướng nhưng chưa đủ sâu và đủ mạnh để khắc phục căn bản được những tồn tại của hệ thống và đảm bảo sự bền vững về tài chính trong dài hạn.

Theo nguyên tắc thống kê bảo hiểm, phải có sự cân đối giữa đóng và hưởng, đóng bao nhiêu thì sẽ hưởng bấy nhiêu. Tuy nhiên, những thiết kế hiện tại của hệ thống không theo nguyên tắc đó. Ví dụ: Đối với khu vực nhà nước và đối tượng phụ nữ, công thức tính lương hưu hiện tại đang có lợi và họ được hưởng nhiều hơn so với đóng góp.

Nếu không tiến hành những cải cách mạnh mẽ thì trong tương lai không xa, khoảng 20 năm nữa, quỹ sẽ mất cân đối. Theo ước tính thì tới năm 2024, Quỹ Hưu trí sẽ bắt đầu thâm hụt và sẽ cạn kiệt vào giữa những năm 2030. Vì vậy, cần có những thay đổi mạnh mẽ hơn nữa.

PV:Nguyên nhân của tình trạng này là gì, thưa bà?

Bà Nguyễn Nguyệt Nga:Có nhiều nguyên nhân khác nhau, như: Tuổi nghỉ hưu thấp trong khi tuổi thọ sau khi về hưu của dân số ngày càng cao. Công thức tính lương hưu chưa cân đối theo nguyên tắc đóng - hưởng cho nhiều đối tượng. Cơ chế đầu tư còn chưa linh hoạt và đa dạng để khuyến khích tăng lợi suất đầu tư… Tuy nhiên, theo tôi, nguyên nhân chính là các thiết kế hiện tại vẫn chưa tuân thủ nguyên tắc cân đối đóng- hưởng.

Theo nguyên tắc thống kê bảo hiểm, đóng bao nhiêu sẽ được hưởng tương xứng bấy nhiêu. Nhưng hiện nay ở Việt Nam lương hưu được tính quá rộng rãi so với mức đóng, chẳng hạn như khu vực nhà nước và đối tượng phụ nữ. Hiện tại, chúng ta đang dùng tiền của những người mới bước vào tuổi lao động là những người đóng để trả cho những người hưởng. Sau này số người đóng giảm đi và số người hưởng tăng lên do xu hướng già hóa dân số rất nhanh ở Viêt Nam và tới lúc đó, quỹ sẽ mất cân đối.

“Theo nguyên tắc thống kê bảo hiểm - nguyên tắc cân đối đóng- hưởng thì khi người lao động về hưu sớm 1 năm, sẽ dẫn tới 2 hệ quả: Người lao động sẽ dừng đóng BHXH sớm 1 năm và sẽ được hưởng lương hưu sớm 1 năm. Điều này khiến cho nguy cơ mất cân đối quỹ hưu trí càng lớn hơn, do hưởng nhiều hơn đóng”- bà Nga nhấn mạnh.

chi nga

Bà Nguyễn Nguyệt Nga

PV:Được biết tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Luật BHXH mới sửa đổi cũng đã điều chỉnh tăng dần tuổi nghỉ hưu của người lao động. Điều này có thực sự phù hợp với đặc điểm của lao động Việt Nam và thông lệ quốc tế?

Bà Nguyễn Nguyệt Nga:Ở đại bộ phận các nước, tuổi nghỉ hưu của nam và nữ là bằng nhau hoặc đang xích lại gần nhau. Tuy nhiên, tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là đối với nữ giới. Luật BHXH mới sửa đổi cũng đã điều chỉnh tăng dần tuổi nghỉ hưu, nhưng chưa đủ mức cần thiết.

Nói thể trạng của người Việt Nam yếu hơn so với nhiều nước, nên tuổi nghỉ hưu cần để thấp hơn cho phù hợp thì chưa đúng. Bởi trên thực tế, theo số liệu điều tra mức sống dân cư của Việt Nam, khoảng 50% người về hưu vẫn tiếp tục làm việc. Chính sách nên được thiết kế linh hoạt để tạo ra được khuyến khích hợp lý, để người lao động sẽ có những quyết định cho phù hợp. Nếu người lao động có khả năng tiếp tục lao động và nếu chính sách thiết kế đúng thì người lao động sẽ tiếp tục làm việc, đóng góp và sẽ được hưởng lương hưu cao hơn.

Tôi tin rằng, nếu có những khuyến khích thỏa đáng, người ta sẽ muốn làm việc tiếp. Hiện tại, chính sách của chúng ta đang theo chiều hướng “khuyến khích” người lao động về hưu sớm.

PV:Việc kéo dài thời gian làm việc đối với những lao động cao tuổi liệu có làm giảm cơ hội việc làm cho những người trẻ mới tham gia thị trường lao động?

Bà Nguyễn Nguyệt Nga: Tôi nghe được rất nhiều ý kiến lo ngại về vấn đề này, đó cũng là một lo ngại hợp lý. Nhưng trên thực tế, khoảng cách 20- 30 năm giữa những người về hưu và những người trẻ mới tham gia thị trường lao động là một khoảng cách dài. Với khoảng cách đó thì cấu trúc của thị trường lao động, của việc làm đã thay đổi đáng kể do sự thay đổi tiến bộ của khoa học công nghệ và kỹ thuật. Vì vậy, việc làm cho những người trẻ mới tham gia thị trường lao động và việc làm của những người sắp về hưu không hoàn toàn giống nhau.

Không phải 100% những người mới tham gia thị trường lao động là thay vào chỗ của những người về hưu. Một tỷ lệ lớn những việc cho họ sẽ khác với những việc mà những người sắp về hưu đang làm. Thế nên cơ hội việc làm cho những người trẻ sẽ phụ thuộc vào khả năng phát triển của nền kinh tế, khả năng tạo ra việc làm nhờ tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu gần đây ở các nước khác trên thế giới đã chứng minh được rằng, tác động này là không xảy ra. Đối với những nước năng động như Việt Nam, sự chuyển đổi của nền kinh tế sẽ tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của cơ cấu việc làm; sẽ có những mảng công việc mới được tạo ra, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao- công việc mà những người sắp về hưu chưa làm. Do đó, theo tôi, việc tiếp tục lao động của những người đến tuổi sắp nghỉ hưu không làm ảnh hưởng nhiều đến việc tham gia thị trường lao động dịch vụ của lớp trẻ.

PV:Xin cảm ơn bà!

Vũ Luyện

Tags:

相关文章