当前位置:首页 > Cúp C2

【bdkeo nha cai】Chứng khoán tuần: Tổ chức xả mạnh khi VN

CK

Mức tăng này là khá tốt khi cả thế giới đều chật vật: Các chỉ số chính đều giảm hoặc không tăng được như Nasdaq giảm 0,ứngkhoántuầnTổchứcxảmạbdkeo nha cai6%, S&P500 giảm 0,6%, DJIA đứng im, Nikkei giảm 0,2%, FTSE giảm 0,4%...

Tuy vậy thị trường cũng bộc lộ vài điểm bất lợi ở thời điểm khá nhạy cảm. VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại 900,95 điểm, tức là quay lại vùng đỉnh cũ đầu tháng 7 và đầu tháng 9, trong khoảng 900-905 điểm. Việc VN-Index kiểm định đỉnh cũ về mặt kỹ thuật có hai khả năng xảy ra: Thứ nhất là đột phá thành công, VN-Index lên đỉnh cao mới báo hiệu kết thúc điều chỉnh và bắt đầu sóng tăng mới. Thứ hai, thị trường lại bị xả giống như hai lần trước và VN-Index quay đầu giảm, báo hiệu sự thất bại và khởi động nhịp điều chỉnh giảm tiếp.

Vì đỉnh cao 900-905 điểm đã hai lần ngăn chặn chỉ số thành công nên kết quả là rất khó dự đoán trong lần thứ 3 này. Diễn biến hai tuần qua có thể chỉ là diễn biến phục hồi kỹ thuật bình thường. Một trong các dấu hiệu thường thấy ở nhịp phục hồi như vậy là thanh khoản có chiều hướng thấp hơn lần tạo đỉnh trước đó. Chẳng hạn tuần đạt đỉnh đầu tháng 9 giá trị khớp lệnh trung bình thị trường khoảng 6.241 tỷ đồng/phiên. Tuần qua thanh khoản đạt 5.834 tỷ đồng/phiên, giảm khoảng 7%. Cần chú ý là tuần qua có hoạt động giao dịch của hai quỹ ETF nên thanh khoản như vậy là hơi thấp.

Một dấu hiệu nữa là các tổ chức chủ yếu đã bán ròng tuần qua. Đầu tiên là với hai quỹ ETF ngoại, đợt tái cơ cấu này tổng thể là sẽ mua ròng vì tỷ lệ nắm giữ tại thời điểm công bố lịch đảo danh mục là thấp hơn quy định. Thế nhưng tuần qua khối ngoại vẫn ghi nhận bán ròng hơn 1.320 tỷ đồng với cổ phiếu hai sàn. Cổ phiếu UpCom bị bán ròng khoảng 33 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ ETF nội được mua ròng 119 tỷ. Đối với cổ phiếu, riêng khớp lệnh khối ngoại đã bán ròng 1.128 tỷ đồng.

Không mấy bất ngờ khi VIC được mua ròng tốt nhất (146,8 tỷ đồng) chủ yếu là ở phiên cuối tuần khi các quỹ ETF mua. Thế nhưng VHM, VNM, BID, HPG, HDB, GAS cũng bị bán ròng rất lớn tuần qua. Sự bổ sung lực cầu tái cơ cấu từ hai quỹ ETF ngoại đã không thể khỏa lấp được thực tế bán ròng từ các quỹ ngoại khác. Trong hai tuần phục hồi kiểm định lại đỉnh 900-905 điểm vừa qua, khối ngoại bán ròng liên tục và rất mạnh nếu như không tính tới giao dịch thỏa thuận 1 lần hơn 5.421 tỷ đồng ròng của VHM. Khi loại bỏ VHM thì dòng vốn ngoại thực tế là đã rút ròng hơn 2.900 tỷ đồng chỉ riêng với cổ phiếu sàn HSX.

sp

Chỉ số S&P500 vẫn thể hiện nguy cơ điều chỉnh tiếp trong khi VN-Index (màu đen)
đang ở thời khắc vượt đỉnh.

Khối tự doanh của các công ty chứng khoán cũng được ghi nhận bán ròng mạnh trong hai tuần qua với tổng giá trị khoảng 1.331 tỷ đồng. Các cổ phiếu blue-chips là đối tượng bị bán ròng nhiều nhất như VNM, HPG, VIC, TCB, VCB, VPB, FPT...

Một điều cũng khá bất ngờ là thị trường mạnh lên mà hầu như không có thông tin hỗ trợ nào đáng kể. Yếu tố kéo trụ là tương đối rõ trong tuần qua như VIC tăng 3,2%, VNM tăng 2,1%, HPG tăng 5,11%. Gần một nửa điểm số tăng của VN-Index trong tuần là nhờ 3 cổ phiếu này. Do vậy khi thị trường được đánh giá thông qua chỉ số VN-Index thì tạo nên ấn tượng khá mạnh.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/9

Giá đóng cửa ngày 11/9

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/9

Giá đóng cửa ngày 11/9

Mức tăng (%)

DTT

9.6

11.75

-18.3

SFG

7.15

5.55

28.83

DTL

8.59

9.91

-13.32

ASM

8.25

6.71

22.95

TTE

11.3

12.85

-12.06

HSG

14.2

11.9

19.33

DAT

40

45

-11.11

TDG

2.31

1.97

17.26

TAC

44.2

49.48

-10.67

LSS

6.24

5.35

16.64

OGC

5.9

6.58

-10.33

VAF

10.35

9.09

13.86

CLW

24

26.6

-9.77

BCG

8.24

7.29

13.03

MHC

6.83

7.53

-9.3

SBV

11.3

10

13

SII

17

18.45

-7.86

HTN

26

23.1

12.55

ATG

0.62

0.67

-7.46

PXI

4.49

4.03

11.41

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/9

Giá đóng cửa ngày 11/9

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 18/9

Giá đóng cửa ngày 11/9

Mức tăng (%)

KTT

4.4

7.1

-38.03

PVE

2

1.3

65

CTC

4

6.3

-36.51

PVX

1.7

1.2

63.64

KSK

0.2

0.3

-33.33

VTL

19.8

14

53.85

MHL

3.2

4.6

-30.43

WSS

2.6

2

41.94

HTP

8

11

-27.27

VE4

6.2

4.8

41.43

BBS

9.6

12.8

-25

BLF

3.7

2.9

37

MEC

1.9

2.5

-24

VGP

28.5

22.5

33.33

MDC

7.7

10

-23

VC9

5.3

4.2

33.33

DST

3.9

4.9

-20.41

SDT

5.4

4.3

32.58

PSC

13.6

17

-20

DIH

15

12

31.58

Việc VN-Index lọt vào nhóm tăng mạnh vượt trội so với các chỉ số chứng khoán thế giới cũng tạo nên sự thú vị ở thời điểm này. Liệu thị trường Việt Nam đã sẵn sàng đi ngược thế giới để bùng nổ vượt đỉnh? Sau khi đạt đỉnh 905 đầu tháng 9 này, VN-Index cũng quay đầu giảm giống như hầu hết các thị trường khác. Thế nhưng vài phiên gần đây thị trường Việt Nam lại có xu hướng tách ra và mạnh hơn. Rủi ro điều chỉnh tiếp của thị trường Mỹ là có thể xảy ra và thị trường trong nước duy trì được sức mạnh ngược dòng đó hay không vẫn còn là ẩn số. Thị trường Mỹ hiện đang trong giai đoạn rất khó đoán do tiến gần tới tháng bầu cử. Sẽ rất ít chính sách hỗ trợ thị trường được quyết định ở thời điểm này. Việc FED không đưa ra thêm được biện pháp nào mới trong kỳ họp mới nhất tuần qua đã làm nổi lên nghi ngờ tổ chức này “hết đạn”. Gói hỗ trợ thứ hai cũng đang bị trì hoãn chưa biết sẽ được quyết trước hay sau khi có kết quả bầu cử Tổng thống. Mức tăng quá mạnh vừa qua cũng khiến chứng khoán Mỹ có nguy cơ điều chỉnh sâu. Điều đó nghĩa là sự tác động lên tâm lý chung vẫn chưa dừng lại.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

7.9.2020

7,070.4

493.4

534.0

8.9.2020

5,374.4

336.4

665.7

9.9.2020

5,659.1

402.8

591.9

10.9.2020

5,332.0

246.4

861.7

11.9.2020

5,028.2

321.0

663.2

14.9.2020

5,844.6

347.9

772.6

15.9.2020

6,142.3

354.6

621.2

16.9.2020

4,919.8

214.9

385.0

17.9.2020

6,583.7

371.4

524.6

18.9.2020

5,680.1

601.0

714.7

Trọng Nghĩa

分享到: