【kết quả chile hôm nay】Sửa Luật Bảo hiểm xã hội: Xử lý trúng, đúng với hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành phiên họp. Ảnh tư liệu. |
Chậm đóng bảo hiểm chưa bị ngừng sử dụng hóa đơn
Theo báo cáo về một số vấn đề lớn trong tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, để khắc phục bất cập của việc tổ chức thực hiện Luật hiện hành khi xử lý các vụ việc chậm đóng, trốn đóng BHXH, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng làm rõ và tách riêng các điều về xác định chậm đóng (Điều 37), trốn đóng (Điều 38), xử lý chậm đóng (Điều 39), xử lý trốn đóng (Điều 40) để phân định rõ hành vi chậm đóng và hành vi trốn đóng BHXH, qua đó có thể áp dụng biện pháp xử lý phù hợp.
Đồng thời, các cơ quan đã thống nhất tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, chưa quy định chế tài ngừng sử dụng hóa đơn. Lý do bởi việc áp dụng chế tài này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dừng mọi hoạt động kinh doanh, không còn cơ hội tạo nguồn thu và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cả người lao động và doanh nghiệp. Hơn nữa cũng chưa xử lý được vướng mắc trong mối quan hệ khi doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH nhưng vẫn phát sinh và duy trì nghĩa vụ nộp thuế...
Cân nhắc kỹ cơ chế “đặc thù” bảo vệ quyền lợi người lao động Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, dự thảo Luật dự kiến bổ sung quy định cơ chế có tính chất “đặc thù” để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động bỏ trốn, không còn khả năng đóng BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, đây là nội dung chính sách mới, cần được nghiên cứu, đánh giá tác động đầy đủ, kỹ lưỡng; quy định như dự thảo Luật chưa đề cập giải pháp xử lý trong những trường hợp cần thiết khác dẫn đến thiệt thòi cho người lao động. Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị cân nhắc, chưa nên quy định ngay trong Luật, nên tiếp tục nghiên cứu, nếu xét thấy cần thiết thì thực hiện thí điểm để giải quyết các tình huống cấp bách. |
Góp ý về nội dung này, đại biểu Trần Văn Khải - Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội chỉ ra, tại Điều 37 dự thảo Luật quy định xử lý vi phạm về chậm, trốn đóng BHXH bắt buộc thì đóng chậm hay trốn đóng thì đều xử lý vi phạm như nhau. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát, nghiên cứu bổ sung cho phù hợp. Đồng thời, cần quy định rõ thời gian chậm đóng bao lâu sẽ được xem là trốn đóng BHXH.
Theo đại biểu, cách xử lý như vậy chưa phù hợp với thực tiễn và thêm phần rắc rối khi phân biệt khái niệm “chậm - trốn”, cũng như chế tài cho vi phạm “chậm” vi phạm “trốn”. Đại biểu cho rằng, chỉ cần quy định khái niệm chậm đóng bảo hiểm, với các mức như chậm lần 1 là bao lâu, lần 2, lần 3 là bao lâu… Đồng thời quy định chế tài hành chính, kinh tế… để xử lý vi phạm chậm đóng BHXH theo từng lần.
Đối với trốn đóng BHXH nên được xây dựng thành quy định tội phạm mới bổ sung trong Luật Hình sự (như tội trốn thuế) và có chế tài hình sự riêng. Như vậy, mới xử lý đúng, trúng và nhanh, phù hợp với từng mức độ vi phạm đóng trong trách nhiệm đóng BHXH, đại biểu đề nghị.
Cần lộ trình áp dụng bắt buộc với lao động công nghệ
Các đối tượng lao động công nghệ (Grab, shipper công nghệ, bán hàng online...), số lượng lao động lớn, thu nhập ổn định. Ảnh tư liệu |
Quan tâm đến vấn đề BHXH bắt buộc, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Tuyên Quang Ma Thị Thuý cho rằng, dự thảo Luật quy định giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc tham gia BHXH bắt buộc đối với các đối tượng khác, thu nhập ổn định thường xuyên là không phù hợp, vì đây là thẩm quyền quản lý nhà nước của Chính phủ.
Trên thực tế, các đối tượng có thu nhập ổn định như lao động công nghệ (Grab, shipper công nghệ, bán hàng online...), số lượng lao động lớn, thu nhập ổn định, thậm chí còn cao hơn cả nhóm lao động phổ thông làm việc trong doanh nghiệp. Do đó, đề nghị quy định ngay trong dự thảo luật giao Chính phủ quy định chi tiết, có lộ trình cụ thể áp dụng BHXH bắt buộc đối với một số nhóm lao động công nghệ vào năm 2026.
Liên quan đến đối tượng đóng BHXH bắt buộc, tại Điều 3 của dự thảo Luật đã bổ sung 5 loại đối tượng. Trong đó bao gồm chủ hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh (khoảng 2 triệu hộ) và người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ, người quản lý, điều hành hợp tác xã.
Đánh giá việc bổ sung các loại đối tượng này vào diện bắt buộc tham gia BHXH là hợp lý, có tính khả thi, song đại biểu Trần Văn Khải cũng đề nghị xem xét kỹ cả hộ kinh doanh mà không có đăng ký kinh doanh vào diện bắt buộc với điều kiện cụ thể. Vì trong số hộ này, nhiều người còn có thu nhập lớn hơn nhiều những hộ có đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, thực tiễn có người lao động theo thời vụ, theo hợp đồng, theo khoán công việc có thu nhập cao, nếu tính bình quân hàng tháng, hay hàng năm cũng vượt mức chung. Như vậy, đối tượng này cần đưa vào diện BHXH bắt buộc là hợp lý.
Về 3 loại đối tượng: người làm việc không trọn thời gian; người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố; người lao động làm việc không giao kết hợp đồng hoặc thỏa thuận thì cần xem xét kỹ lưỡng..., đại biểu Trần Văn Khải cho rằng có thể đưa vào diện bắt buộc đóng bảo hiểm nhưng theo mức như “tự nguyện”.
Đối với thời điểm thông qua dự thảo luật, đại biểu Ma Thị Thúy đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc thông qua sau khi cải cách tiền lương. Bởi theo đại biểu, cải cách tiền lương là một chính sách lớn, khó và phức tạp, tác động mạnh tới nhiều lĩnh vực, nhóm lao động khác nhau trên toàn xã hội. Do vậy, cần có thời gian triển khai cải cách tiền lương để điều chỉnh, xử lý các vấn để phát sinh (nếu có) cho phù hợp với thực tiễn, tránh tình trạng Luật vừa thông qua lại phải rà soát, sửa đổi.
Từ phân tích này, đại biểu đề nghị Quốc hội chưa thông qua tại kỳ họp thứ 7, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 8 (thời điểm tháng 10 và tháng 11 năm 2024).
Làm rõ tác động khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương Tại phiên họp của Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, Thường trực Ủy ban Xã hội cho biết, việc cải cách chính sách tiền lương sắp được triển khai. Tuy nhiên, dự thảo Luật chưa dự liệu được tác động của việc thay đổi này đến các quy định liên quan, dẫn đến chưa rõ hướng điều chỉnh quy định trong dự thảo Luật. Cụ thể, theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương là sẽ “bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng chế độ tiền lương mới, theo đó mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới”. Như vậy, khi bãi bỏ “mức lương cơ sở” thì không còn căn cứ thực hiện được việc điều chỉnh lương hưu và một số khoản trợ cấp theo quy định của luật hiện hành và không còn căn cứ để tính hưởng một số chế độ BHXH cũng như một số chế độ quy định ở một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Đồng thời, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của nhóm đối tượng thực hiện tiền lương do Nhà nước quy định sẽ tăng lên so với hiện hành, sẽ làm tăng phần chi ngân sách nhà nước đóng BHXH cho những đối tượng này. Việc khi thực hiện chế độ tiền lương mới cũng sẽ phát sinh chênh lệch khá lớn về lương hưu giữa người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024. Theo Ủy ban Xã hội, đến nay cơ quan này chưa nhận được các báo cáo về đề xuất phương án sửa đổi, bổ sung, bao gồm cả việc quy định việc thay thế về “mức lương cơ sở” đang hiện hữu trong nhiều văn bản luật, nghị định, thông tư có liên quan (trong đó, có các chế độ trợ cấp được tính theo “mức lương cơ sở”). Trước mắt, cơ quan thẩm tra dự kiến các quy định có liên quan đến “mức lương cơ sở” được quy định theo hướng mức hưởng không thấp hơn mức hiện hưởng gần nhất trước khi luật này có hiệu lực và việc điều chỉnh theo quy định của Chính phủ; đồng thời, bổ sung vào khoản 12 Điều 142 về quy định chuyển tiếp nội dung Chính phủ quy định về mức tiền trợ cấp không thấp hơn mức hiện hưởng gần nhất trước khi luật này có hiệu lực và việc điều chỉnh. |
(责任编辑:World Cup)
- Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- Mùa dịch, nhiều người chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà
- Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm đại tràng
- Bệnh nhân thứ 13 nhiễm virus corona dù không có triệu chứng?
- Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- 72 giờ nuôi cấy virus corona mới của Việt Nam
- Mắc bệnh viêm cột sống dính khớp, người đàn ông phải tháo cột sống rồi ghép lại
- Sở Y tế Cần Thơ xác nhận chưa gửi công văn đề nghị đổi thuốc gây tê
- Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- Tăng trưởng khó đạt mục tiêu do virut corona
- Viên pin tiểu suýt 'tiêu hóa' trong bụng em bé 4 tuổi
- Uống nhiều bia rượu ngày Tết, giải độc gan bằng cách nào
- Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- Ngành thép: Cần tối thiểu hóa chi phí, đảm bảo chất lượng
- Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- Gắp viên pin đang oxy hóa ra khỏi dạ dày bé gái 16 tháng tuổi
- Panama sẽ thanh tra một số cơ sở thủy sản tại Việt Nam vào tháng Bảy
- Cục Quản lý Dược yêu cầu Cần Thơ ‘truy tìm’ công văn thay thế thuốc gây tê
- Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- Phạt 40 triệu, tước giấy phép công ty dược phẩm Sao Mai