当前位置:首页 > World Cup

【bxh fa cup】Lửa nghề vẫn cháy

Tôi gặp nghệ nhân Ngô Xuân Nghiệp,ửanghềvẫbxh fa cup thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, rất tình cờ trong một chuyến công tác. Đã 84 tuổi, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, không làm niềm đam mê nhạc tài tử, cải lương của ông bị mai một. Câu chuyện về cuộc đời ông được gợi lại sau một hớp trà, với đôi mắt nhìn xa thẳm...

Nghệ nhân bên cây violon cũ mà ông rất quý.

Ông sinh ra ở Ninh Thuận, trong một gia đình nông dân, nhưng từ nhỏ, suy nghĩ của ông khác hẳn mọi thành viên trong gia đình, là rất thích nghệ thuật. Niềm đam mê này đã được gia đình vun đắp, ủng hộ, nên ông được biết đến  cây đờn cò từ rất sớm. “Sao ông không chọn cây đờn khác, mà là cây đờn cò?”. Tôi hỏi, ông thủng thẳng trả lời: “Đờn nghe buồn, nhưng mà đúng tâm trạng là như chết trong lòng đó. Thấy cây đờn đơn giản mà nói hộ tâm trạng của mình nên tôi mê. Mà đâu chỉ có vậy, tôi còn mê những bài vọng cổ, những bản tài tử sao mà mùi mẫn, ngọt ngào, lay động lòng người. Có lẽ vậy mà khi được những người biết đờn ở quê dạy, tôi cố gắng học từng bài một…”.

Rồi thấy ở quê khó có thể phát huy được, ông đánh bạo vào Sài Gòn tìm người học. Vừa học, vừa nghiên cứu tìm sách vở, rồi dần dần, ngón đờn của ông cũng trở nên điêu luyện. Không chỉ thạo đờn cò, ông còn đờn rất sành sỏi cây guitar phím lõm và violon. Những đoàn cải lương nổi danh những năm 1955 ở Sài Gòn như: Thiên Hương, Kim Chưởng, Dạ Lý Hương… đều trọng dụng tài năng của ông trong suốt một khoảng thời gian. Đây là khoảng thời gian ông hạnh phúc nhất vì được thỏa sức vẫy vùng với niềm đam mê cháy bỏng của chàng thanh niên ngoài 20 tuổi tràn đầy nhiệt huyết. Sau giải phóng, ông về Nhà hát Trần Hữu Trang, vừa đờn, vừa phụ trách dạy cho các nghệ sĩ bài bản vọng cổ, tài tử, trước khi về Cần Thơ tham gia giảng dạy tại Trường Văn hóa Nghệ thuật và đờn cho Đài Truyền hình Cần Thơ mỗi khi có chương trình ca cổ. Ông còn tham gia đờn cho một số đoàn cải lương ở khu vực đồng bằng. Ông cười tươi: “Tính ra, tôi đi khắp nơi, gặp gỡ rất nhiều người. Nghĩ lại cuộc đời mình cũng thỏa rồi”.

Năm 2006, nghỉ hưu, ông mới nghỉ đến việc dừng chân, về thị trấn Mái Dầm để nghỉ ngơi sau một thời gian dài bôn ba. Những người con ông dần lớn lên và hai người con trai cũng đam mê nghệ thuật giống cha, một người đờn rất giỏi cây kìm và guitar phím lõm, nhưng chỉ chọn để giải trí và một người con hiện đang làm diễn viên tại Đoàn ca múa nhạc dân tộc Hậu Giang. Giờ, ông cùng vợ sống với cô con gái, cũng phải buôn bán, chắt chiu chăm chút, nương tựa vào nhau. Thế nhưng ông vẫn chưa bao giờ thấy buồn vì cả đời bôn ba, cuối đời vẫn chưa hết khốn khó. Ông cho rằng, thấy mình còn sức khỏe đến chừng nào là đi đờn phục vụ cho mọi người chừng nấy. Vì thế, từ khi về địa phương, hễ có hội thi, hội diễn tài tử, cần đến ông đờn là ông sẵn lòng. Ông nói: “Đờn cho đỡ nhớ nghề, với lại cũng thấy mình có ích. Vậy thôi…”.

Nhắc đến ông, anh Thái Thanh Tùng, cán bộ văn hóa xã hội thị trấn Mái Dầm, trân trọng: “Mỗi khi địa phương nhờ bác đờn là bác sẵn lòng. Mắt rất yếu, sức khỏe cũng sa sút, nhưng bác vẫn đờn với tất cả nhiệt huyết, làm những người trẻ như tôi thấy kính nể bởi sự nhiệt thành và say nghề”. Cảm nhận của tôi về ông cũng đầy sự trân quý. Cả đời bôn ba, cả đời cống hiến. Giờ gia tài của ông là những tài liệu về tài tử, cải lương, những kỷ vật thời đi đờn và đặc biệt là cây đờn violon ông mua cách đây gần 60 năm… Tuổi cao, sức yếu nhưng ông vẫn lạc quan và mãn nguyện với nghề mình chọn, dù không ít lần thấy buồn vì nhớ lại sự thăng trầm một đời theo nghiệp, một chút tủi vì sự lãng quên…

Ông còn làm tôi ngạc nhiên hơn, khi ông nói, ông còn nhớ rất tốt những bài bản cải lương, tài tử. Giờ, ai muốn học là ông sẵn lòng dạy để họ tiếp tục đờn đúng, đờn hay, để cùng làm cho cải tương, tài tử được gìn giữ và phát huy.

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

分享到: