88Point88Point

【ty so cup c2】Tiếp xúc, đối thoại để giải quyết bức xúc của nhân dân

Hơn 500 người dân ở 3 xã: Thuận Hưng,ếpxcđốithoạiđểgiảiquyếtbứcxccủty so cup c2 Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A của huyện Long Mỹ đều cảm thấy hài lòng khi những trăn trở của mình được lãnh đạo các cấp nghiêm túc ghi nhận và đề ra hướng giải quyết.

Ý kiến của người dân tại buổi tiếp xúc, đối thoại được lãnh đạo các cấp cầu thị ghi nhận và đề ra hướng giải quyết.

Đầu giờ chiều ngày 16-8, trời cứ mưa rả rích nhưng không ngăn được dòng người từ các nẻo đường đổ dồn về Trung tâm hành chính huyện Long Mỹ dự buổi tiếp xúc, đối thoại do Tỉnh ủy phối hợp với huyện Long Mỹ tổ chức. Hơn 500 người dân đến đây mang theo những trăn trở, bức xúc cá nhân hoặc của địa phương với mong muốn được các cấp, các ngành giải đáp tận tường. Đáp lại tấm chân tình ấy, lãnh đạo tỉnh, huyện đã cầu thị, trân trọng và thể hiện quyết tâm trong giải quyết các vấn đề người dân nêu ra.

Bày tỏ tiếng lòng

Mở đầu buổi tiếp xúc, đối thoại, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh nêu rõ: “Đây là dịp để lãnh đạo tỉnh, huyện hiểu biết thêm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc mà nhân dân quan tâm. Do đó, rất muốn nghe nhiều ý kiến trực tiếp của bà con…”.

Sự gợi ý này của Bí thư Tỉnh ủy đã “khơi thông” nỗi lòng, để rồi có thời điểm, cùng lúc nhiều cánh tay của người dân đồng loạt giơ lên xin phát biểu khiến cán bộ phụ trách chuyển micrô bối rối. Sự thẳng thắn, dân chủ đã được thể hiện rõ từ chuyện “xung phong” phát biểu như thế này…

Đến tham dự buổi tiếp xúc, đối thoại với lãnh đạo tỉnh, ông Lê Văn Ngự, ở ấp 8, xã Vĩnh Viễn A, nhận “trọng trách” mà nhiều hộ dân trong xóm gửi gắm là phải phản ánh tuyến đường ở ấp mình hư hỏng gây nhiều khó khăn cho việc đi lại. Giơ tay mấy lượt mới được phát biểu, ông Ngự mong muốn tỉnh, huyện xem xét đầu tư cho người dân xóm này có được tuyến đường để đi lại thuận tiện trong hai mùa mưa nắng. “Nếu được đầu tư đường thì cả xóm tôi vui lắm!”, ông Ngự bộc bạch.

Còn bà Nguyễn Thị Kim Tiến, ở ấp 3, xã Vĩnh Viễn, cũng phản ánh khó khăn về chuyện lộ làng. “Cặp kênh Phèn ở ấp tôi có hơn 30 hộ dân nhưng chưa có lộ. Tội nhất là mấy đứa học sinh mùa này phải lội sình đi học, nhiều lúc còn bị con vắt đeo. Mong chính quyền quan tâm đầu tư xây dựng đường sá ở vùng nông thôn, nhất là ven các con kênh nhỏ như kênh Phèn”, bà Tiến nêu ý kiến.

Một số ý kiến khác cho rằng Vĩnh Viễn là xã vùng sâu, thời gian qua được đầu tư chưa nhiều. Bà con đề xuất tỉnh cần xây dựng các làng nghề gắn với thế mạnh của địa phương nhằm tạo ra việc làm để hạn chế tình trạng người dân bỏ quê hương đi làm ăn xa xứ. Bên cạnh đó nên phát triển mới nhiều doanh nghiệp, rồi đầu tư xây dựng điện, đường, trường, trạm để từng bước nâng dần đời sống của người dân vùng kháng chiến.

Ngoài phản ánh những vấn đề còn tồn tại ở địa phương, nhiều người còn bày tỏ bức xúc của cá nhân liên quan đến tranh chấp đất đai, việc thực hiện chế độ dành cho người có công. Chưa kể trước đó, Tổ giúp việc của Tỉnh ủy đã tiến hành lấy ý kiến nhân dân ở 3 xã này, qua đó nhận được 680 ý kiến phản ánh, chủ yếu đề cập đến những khó khăn, hạn chế còn tồn tại ở địa phương như đường giao thông bị xuống cấp, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm còn diễn biến phức tạp, thiếu nước sạch sinh hoạt ở nông thôn, thái độ phục vụ chưa tốt của cán bộ… Điều đó chứng tỏ người dân đã thể hiện sự tin tưởng nên mới mở tiếng lòng của mình đến lãnh đạo các cấp.

Trân trọng và giải quyết ý kiến của người dân

Tỷ mẩn ghi chép đầy đủ ý kiến phát biểu của người dân tại buổi tiếp xúc, đối thoại, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh đã phân loại các ý kiến và yêu cầu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị giải trình, đề ra biện pháp giải quyết theo thẩm quyền.

Trước nhiều ý kiến băn khoăn, thắc mắc chế độ dành cho người có công, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, bà Hồ Thu Ánh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, đã trực tiếp trả lời, làm rõ một số vấn đề. Đơn cử như ý kiến của bà Huỳnh Thị Hua, ở ấp 9, xã Vĩnh Viễn A, mong muốn có được nhà tình thương vì bà đang sống chung với mẹ già, cuộc sống khá khó khăn. Theo bà Ánh, trường hợp của gia đình bà Hua là đủ cơ sở để nhận được nhà tình thương, vì vậy mong bà Hua liên hệ với xã, huyện để được hỗ trợ, vì các nguồn vận động xã hội hóa cất nhà tình thương đều được tỉnh chuyển về cho các địa phương thực hiện. Riêng những ý kiến về hồ sơ, nghiệp vụ trong công tác chính sách đối với người có công thì Sở sẽ mời Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc với bà con để xem xét, giải quyết…

Trước phần trả lời này của bà Ánh, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh yêu cầu UBND huyện Long Mỹ bố trí một phòng họp để Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Chủ tịch UBND huyện và Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với những người dân có ý kiến thắc mắc về việc thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước.

Rồi Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự của tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ lần lượt trả lời những vấn đề người dân nêu ra thuộc thẩm quyền. Một số ý kiến đã được giải quyết tại chỗ, còn những ý kiến cần thời gian để xác minh, làm rõ thì lãnh đạo các đơn vị đã nghiêm túc ghi nhận và sẽ giải quyết thỏa đáng cho bà con.

Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh khẳng định, sẽ chỉ đạo cho các cấp, các ngành giải quyết các ý kiến của người dân, theo dõi chặt chẽ quá trình giải quyết. Bí thư Tỉnh ủy cũng lưu ý về hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp ở huyện Long Mỹ vì chưa giải quyết dứt điểm nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân; nhắc nhở cán bộ nào làm sai phải xin lỗi dân, khi dân góp ý thì phải tiếp thu, sửa chữa. Phát biểu đầy trách nhiệm của người lãnh đạo cao nhất tỉnh khiến nhiều người dân có mặt trong buổi tiếp xúc, đối thoại hôm đó cảm thấy ấm lòng.

“Việc tiếp xúc, đối thoại lần này không có mục đích nào khác là để góp phần nâng cao đời sống nhân dân ở huyện Long Mỹ, nơi đã từng đội “mưa bơm, bão đạn” trong chiến tranh. Đây cũng chính là quan điểm lãnh đạo của tỉnh từ các nhiệm kỳ trước đã để lại và chúng tôi là những người kế tục để tiếp tục làm cho thật tốt công việc này”, Bí thư Tỉnh ủy chia sẻ.

Trải lòng về sự phát triển của tỉnh nhà hơn 13 năm nay, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, khi được thành lập vào năm 2004, Hậu Giang có điểm xuất phát thấp và là địa phương còn nghèo so với các tỉnh trong vùng, khi ấy tỷ lệ hộ nghèo gần 24%, trong đó huyện Long Mỹ (cũ), huyện Phụng Hiệp và huyện Vị Thủy là 3 huyện nghèo nhất. Thu nhập bình quân đầu người lúc đó 17 triệu đồng/người/năm, nhưng đến nay, con số này tăng gần gấp đôi, trình độ dân trí của tỉnh cũng được nâng lên rõ rệt. Đó là thành quả từ sự phấn đấu, nỗ lực rất lớn của cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.

Để Hậu Giang có thể phát triển vững tiến trong những năm tới, Bí thư Tỉnh ủy kêu gọi người dân hãy chia sẻ những khó khăn mà tỉnh gặp phải hiện nay, đồng thời ủng hộ, góp công, góp sức để cùng chính quyền các cấp xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. 

Có thể nói, buổi tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với người dân 3 xã: Vĩnh Viễn, Vĩnh Viễn A, Thuận Hưng của huyện Long Mỹ đã đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra. Bởi ở đó, lãnh đạo các cấp đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, chân tình của người dân, còn người dân cũng cảm thấy hài lòng vì ý kiến của họ được tôn trọng và có hướng giải quyết cụ thể. Tin rằng, những ý nghĩa tích cực như vậy sẽ là “chất kết dính” để làm khắng khít hơn mối quan hệ máu thịt giữa các cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân trong tỉnh.

“Chúng tôi mong muốn cán bộ hưu trí, gia đình có công với cách mạng và nhân dân kịp thời phát hiện những vấn đề mà anh em chúng tôi còn sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để góp ý xây dựng chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh ngày một tốt hơn”, Bí thư Tỉnh ủy Trần Công Chánh chia sẻ.

 

Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN

赞(9)
未经允许不得转载:>88Point » 【ty so cup c2】Tiếp xúc, đối thoại để giải quyết bức xúc của nhân dân