【kết quả flamengo】Đòi hỏi mới trong thu hút FDI
Nhiều tập đoàn lớn “đặt cược” vào Việt Nam
Thông tin cách đây ít ngày,Đòihỏimớitrongthuhúkết quả flamengo vào cuối năm 2018, Samsung sẽ chính thức đóng cửa nhà máy sản xuất thiết bị di động ở Thiên Tân (Trung Quốc). Ngoài lý do thị phần bị giảm sút ở thị trường Trung Quốc, hay cắt giảm sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thì một trong những nguyên nhân được “giới thạo tin” nhắc tới là có thể nhà sản xuất thiết bị di động hàng đầu thế giới này đang muốn tập trung nhiều hơn vào việc sản xuất ở Việt Nam và Ấn Độ, nơi có chi phí nhân công cạnh tranh hơn.
Dây chuyền sản xuất Note 9 của Samsung tại Việt Nam. Ảnh: Đ.T |
Samsung đang đầu tưở Việt Nam trên 17,3 tỷ USD, trong đó riêng các nhà máy sản xuất thiết bị di động và thiết bị điện tử gia dụng có vốn đầu tư 9,5 tỷ USD, hàng năm sản xuất phân nửa số thiết bị di động mà Samsung bán ra trên thị trường toàn cầu. Năm ngoái, Samsung đã xuất khẩu 54 tỷ USD sản phẩm và linh kiện ra thị trường thế giới. Năm nay, con số dự kiến đạt khoảng 60 tỷ USD.
Kể từ năm 2009, khi đưa nhà máy sản xuất điện thoại di động đầu tiên ở Bắc Ninh vào hoạt động, với vốn đầu tư 670 triệu USD, Samsung đã bắt đầu kế hoạch dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Và nay, Việt Nam thậm chí đã trở thành “cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh” của Samsung.
Theo chân Samsung, nhiều ông lớn đã đổ bộ vào Việt Nam, từ LG, FujiXerox, rồi Bosch, Canon, Jabil Circuit Inc, Nidec, Kyocera… Trong đó, LG là một “ông lớn” sẵn sàng đặt cược lớn ở thị trường Việt Nam. Từ đầu năm tới nay, LG đã nâng vốn đầu tư tại cả 2 dự ánở Hải Phòng, cả LG Innotek và LG Display đều nâng vốn thêm 500 triệu USD, đưa tổng vốn đầu tư của LG tại Việt Nam lên 4,55 tỷ USD, một con số không hề nhỏ.
Sự xuất hiện của các nhà đầu tư trên, cộng thêm những Intel, Toyota, Honda… đã biến Việt Nam trở thành công xưởng của thế giới. Đó là điều không chỉ được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tại Diễn đàn Doanh nghiệpViệt Nam (VBF) mới đây, mà đã được các chuyên gia quốc tế, giới truyền thông nước ngoài khẳng định từ lâu.
Tờ Bloomberg vừa nhấn mạnh thông tin rằng, nhờ dòng vốn FDI kỷ lục (trong năm 2018 vào khoảng 18 tỷ USD vốn giải ngân), mà phần lớn đến từ các nền kinh tếchâu Á phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, Việt Nam đã trở thành “mảnh ghép” không thể thiếu của nguồn cung toàn cầu, từ điện thoại thông minh và điện tử đến cá da trơn và hạt điều.
Trong khi đó, tờ Le Temps của Pháp cách đây ít lâu cũng đã đăng tải bài viết với tựa đề “Việt Nam - công xưởng mới của thế giới”. Tờ Inquirer.net của Anh còn khẳng định: “Việt Nam đang trở thành trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á”, sau khi dẫn giải hàng loạt ví dụ để chứng minh rằng, Việt Nam đã không ngừng phát triển dần từ một nền kinh tế nông nghiệp trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á.
Những đòi hỏi mới trong thu hút FDI
Tuy vậy, nếu thẳng thắn nhìn vào con số 223,72 tỷ USD tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 11 tháng qua, dù tăng 14,5%, tương ứng tăng 28,33 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, nhưng chưa đủ để làm nên một “công xưởng của thế giới”. Có lẽ, nó chỉ đúng với các lĩnh vực như điện tử, dệt may, da giày…
“Việt Nam chưa bao giờ có vị thế như hôm nay, trở thành cứ điểm sản xuất của các thiết bị di động trên toàn cầu”, GS-TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp FDI đã nhiều lần nhấn mạnh như vậy và khẳng định, sự có mặt của các tập đoàn lớn thế giới đã giúp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Ông Huỳnh Thế Du (Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright), khi phát biểu tại Diễn đàn Cải cách và Phát triển Việt Nam, cũng khẳng định cơ hội của Việt Nam trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tuy nhiên phải làm sao để có thể bước lên nấc thang giá trị cao hơn. “Chính năng lực và nhu cầu đổi mới sáng tạo của Việt Nam đã cản trở khả năng bước lên nấc thang giá trị cao hơn”, ông Huỳnh Thế Du nói.
Dù đang là công xưởng của thế giới trong sản xuất thiết bị di động và dù chuỗi cung ứng trong ngành này đang từng bước được xây dựng tại Việt Nam, song ngành sản xuất này vẫn phụ thuộc rất lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa tham gia được nhiều vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn như Samsung, LG…
Đặc biệt, ngành dệt may, da giày Việt Nam bao năm nay vẫn dừng ở gia công, nguyên phụ liệu đầu vào gần như phụ thuộc hàng nhập khẩu. Một đôi giày Nike, nếu có giá 100 USD thì phía Việt Nam chỉ hưởng lợi 22 USD, còn 78 USD là phía Mỹ hưởng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng lấy ví dụ này để chứng minh cuộc chơi “win - win” giữa doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam, song điều này trên một khía cạnh nào đó cũng cho thấy, công xưởng Việt Nam vẫn thiên về gia công nhiều hơn.
Muốn “nâng chất” công xưởng Việt Nam, theo các chuyên gia, có hai vấn đề cần tính tới là phát triển công nghiệp hỗ trợ trong trước và chuyển hướng thu hút FDI. “Để trở thành công xưởng của thế giới, Việt Nam phải thu hút được các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Cần gì thì chúng ta chủ động tìm đến những tập đoàn lớn của thế giới đáp ứng được cái đó, theo dõi chiến lược toàn cầu của họ và có phương cách xúc tiến đầu tư phù hợp”, GS-TSKH. Nguyễn Mại nói.
Theo kế hoạch, ngày 21/12 tới, Hội nghị tham vấn về định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI trong thời gian tới sẽ được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng sẽ tham dự Hội nghị.
Trong giai đoạn tới, Chính phủ đặt ra mục tiêu vừa nâng cao chất lượng dòng vốn FDI vừa thúc đẩy khu vực tư nhân trong nước phát triển, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ để tạo sức lan tỏa và liên kết mạnh mẽ giữa khu vực FDI và khu vực trong nước.
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tỉnh Bắc Bộ
- Kho bạc Bắc Ninh giải ngân vốn đầu tư đạt trên 36% kế hoạch
- Kiểm soát CPI dưới 4%, góp phần hỗ trợ tăng trưởng
- 10 nhân vật tiểu thuyết bị ghét nhưng gây ấn tượng
- Yến sào Khánh Hòa
- Kho bạc nhà nước: Nhiều giải pháp thực hiện huy động vốn năm 2018
- Chấn chỉnh việc báo cáo giải ngân vốn đầu tư công