【gimcheon sangmu vs】Mượn cớ giá nước tăng, nhiều chủ nhà ‘bắt chẹt’ người nghèo đi ở trọ
Chủ nhà trọ “thừa nước đục thả câu”
Chị Nguyễn Thu Hiền,ượncớgiánướctăngnhiềuchủnhàbắtchẹtngườinghèođiởtrọgimcheon sangmu vs hiện đang thuê nhà ở thôn Mễ Trì Hạ (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm) cho biết, từ đầu tháng 10/2014, chủ nhà trọ nơi chị ở đã tăng giá nước từ 18.000 đồng/m3 lên thành 26.000 đồng/m3.
Chị Hiền đang ở cùng một người nữa trong căn phòng rộng khoản hơn 10m2, giá nhà là 1,4 triệu đồng/tháng. Chỗ chị đang ở điện có giá 4000 đồng/số và nước tính theo giá mới là 26.000 đồng/m3.
Hà Nội tăng giá bán nước một thì các chủ nhà trọ tính lên gấp nhiều lần với những người đi ở trọ
Khi hỏi lí do tăng giá nước lên cao như vậy, chủ nhà nói là tăng theo giá của thành phố và đây là tăng chung chứ không phải chỉ mỗi khu này.
“Mình nấu ăn bằng bếp từ nên cũng hơi tốn điện. Nước thì mỗi tháng hết khoảng gần 10 khối. Tổng cộng một tháng tính cả tiền nhà lẫn điện nước hai chị em mình hết khoảng gần 2 triệu đồng, chia ra là mỗi người 1 triệu” – chị Hiền cho biết.
Chị Hiền còn cho hay, lúc thu tiền nhà tháng mười vừa rồi, chủ nhà nói đợt tới có thể sẽ tăng giá điện vì nghe nói sắp có đợt tăng giá mới.
“Công ty mình lâu lắm rồi không thấy tăng lương, thế nhưng tiền nhà trọ, tiền điện, tiền nước thì cứ tăng đều. Tình hình này có khi mình phải bỏ về quê vì khó sống ở thủ đô quá” – chị Hiền buồn bã chia sẻ.
Cùng chung khó khăn như của chị Hiền, vợ chồng anh Tuấn, hiện ở trọ tại thôn Phú Đô, quận Nam Từ Liêm cũng đang thêm phần khốn khổ vì giá nước tăng.
Trước kia ở khu vợ chồng anh Tuấn ở, giá nước tính theo đầu người. Theo đó, mỗi người mất 70.000 đồng/tháng.
Thế nhưng từ đầu tháng mười, mượn cớ Hà Nội tăng giá nước nên chủ nhà khu anh Tuấn đã tăng lên thành 90.000 đồng/người/tháng.
“Mình cũng có thắc mắc sao tăng nhiều thế vì nghe nói giá nước cao nhất ở Hà Nội chỉ có hơn 13.000 đồng/m3. Bà chủ khó chịu với mình và nói, “ở thì ở, không ở thì thôi vì ở đâu cũng tăng như vậy”. Mình đành chấp nhận chứ không biết làm thế nào” – anh Tuấn nói.
Anh Tuấn tâm sự thêm, hai vợ chồng anh cưới nhau cũng được gần 2 năm rồi nhưng chưa dám sinh con vì hoàn cảnh còn khó khăn.
“Với thu nhập như hiện nay của hai vợ chồng thì cũng chỉ đủ ăn, mà nuôi con cái ăn học ở thủ đô này thì tốn kém lắm thành ra chúng mình vẫn phải kế hoạch. Giờ mà về quê thì lại không biết làm gì nên thôi đành “dặt dẹo” sống vậy” – anh Tuấn chán nản nói.
Theo lí giải của anh Tuấn, ở Hà Nội người mua được nhà thường là những người khá giả. Cái sướng nữa là họ ở nhà riêng hay chung cư thì giá điện, giá nước cũng tính theo giá quy định của nhà nước, mỗi tháng không hết bao nhiêu.
“Mình không có tiền mua nhà nên mới phải ở trọ. Đã nghèo nhưng lại còn khổ hơn người giàu vì giá điện, nước cao hơn gấp mấy lần họ. Biết thế nhưng cũng chả biết kêu ai” – anh Tuấn than thở.
Được biết, không chỉ ở khu vực quận Nam Từ Liêm, mà tại nhiều địa bàn khác như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Bắc Từ Liêm… giá nước sinh hoạt tại các khu nhà trọ đều tăng hơn so với mức của thành phố đưa ra.
Nghị định hay nhưng triển khai chưa tốt
Trước đó, vào năm 2013, rất nhiều người đi ở trọ đã vui mừng khấp khởi trước Nghị định về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực..." mà Chính phủ ban hành.
Theo Nghị định này, người cho thuê nhà sẽ bị phạt 7 triệu đến 10 triệu đồng nếu thu tiền điện của người thuê nhà cao hơn giá quy định trong trường hợp mua điện theo giá bán lẻ điện để phục vụ sinh hoạt.
Thế nhưng sau một năm, Nghị định trên gần như không thấy được triển khai.
Chị Dung, một sinh viên đang ở trọ tại thôn Mễ Trì Thượng (phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Thông tin này mình nghe ti vi, đài báo nói từ lâu rồi. Mình ở trọ ở đây gần 3 năm nay, tiền điện vẫn 4000đồng/số, thế mà có thấy ai đến kiểm tra, xử phạt bao giờ đâu”.
Theo chị Dung, nghị định trên đưa ra là rất cần thiết. Thế nhưng khâu triển khai lại có vấn đề. Nếu làm tốt được việc này chắc chắn nhiều chủ nhà sẽ không dám thu tiền cao hơn quy định.
“Chỗ tôi đang ở thu tiền, điện, nước cao hơn quy định nhưng giờ tôi muốn thông báo thì cũng không biết thông báo cho ai. Tôi nghĩ ngoài xử lí về giá điện thì cần có thêm chế tài xử lí các chủ nhà khi thu tiền nước cao hơn quy định. Và quan trọng nhất là phải có một đường dây nóng để tiếp nhận thông tin này” - chị Dung nói.
Không chỉ riêng chị Dung, nhiều người đang đi ở trọ cũng có cùng quan điểm. Theo họ, các cơ quan chức năng nên có một số điện thoại riêng để tiếp nhận những thông tin phản ánh về việc chủ nhà trọ tăng tiền điện, nước cao hơn quy định.
“Theo tôi được biết, hiện tại thẩm quyền xử phạt những hành vi trong Nghị định này thuộc chủ tịch UBND các cấp, thanh tra ngành điện... Như vậy, muốn phản ánh thì phải lên xã, phường, điều này là rất bất tiện cho người đi thuê nhà. Tôi nghĩ mỗi quận, huyện nên có một số điện thoại riêng để tiếp nhận những thông tin phản ánh của người đi thuê nhà về giá điện, nước nơi họ đang ở” – anh Hùng, một người đi thuê nhà nêu ý kiến.
Viết Cường
(责任编辑:Cúp C2)
- Đóng ứng dụng không ảnh hưởng tuổi thọ pin iPhone
- Chấn thương nặng do dùng điện thoại khi đang sạc pin phát nổ và cảnh báo
- Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật Bản
- Cận cảnh chiếc xe máy điện in 3D đầu tiên trên thế giới
- Đề xuất thí điểm học online đào tạo lái xe
- Tránh dùng bạc keo Panasilver tăng cường miễn dịch vì có thể nhiễm độc nặng
- Tỷ giá USD hôm nay 24/11/2024: Có tiếp tục tăng?
- Giáp Tết Nguyên đán: Các mặt hàng trang trí nhà cửa ‘đắt như tôm tươi’
- Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- Ý tưởng công nghệ độc đáo: Chế tạo máy giặt không gian dành cho các phi hành gia
- Quảng Ninh: Đối tượng vận chuyển hơn 2.000 lọ kem dưỡng da nhập lậu từ Trung Quốc
- Cho con uống sữa thay nước chẳng khác nào tích tụ bệnh cho con
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- Tuyệt đối không để thiếu dầu hộp số ô tô vì hại xe, an toàn kém
- MacBook của Apple tương lai có thể sẽ không còn bàn phím
- Tử vong do bệnh gan tăng mạnh
- Cảnh giác với thủ đoạn bán thực phẩm chức năng qua mạng và qua tổng đài tư vấn
- Những cách sử dụng điều hòa tiết kiệm điện mà nhiều gia đình không biết
- Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- Điện thoại liên tục ‘kêu’ hết dung lượng, cách khắc phục đơn giản