Công đoàn thường xuyên quan tâm đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Trong ảnh: Ông Hồ Phát,Đẩymạnhpháttriểntổchứccôngđoàwap bong đa Chủ tịch LĐLĐ huyện Dầu Tiếng trao quà cho công nhân Công ty Phú Đỉnh Trong nhiệm kỳ 2015- 2020, song song với nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, huyện Dầu Tiếng còn tập trung phát triển các ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp. Hiện nay, toàn huyện có 1 cụm công nghiệp và trên 360 DN đang hoạt động. Tình hình hoạt động của các DN trên địa bàn huyện ổn định, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 13.000 lao động. Trong đó, Cụm công nghiệp Thanh An đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động. Cùng với việc quan tâm, đồng hành cùng DN kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động, thời gian qua huyện Dầu Tiếng còn tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển tổ chức công đoàn và đoàn viên công đoàn trong các DN trên địa bàn. Trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ của Chương trình số 34- CTr/HU ngày 9-5-2017 của Huyện ủy về xây dựng, phát triển tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong các DN ngoài khu vực Nhà nước giai đoạn 2017-2020, Ban Chỉ đạo chương trình và các ngành liên quan đã đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền về sự cần thiết của tổ chức công đoàn đối với hoạt động của DN. Cụ thể, LĐLĐ huyện đã tổ chức tuyên truyền về vai trò, vị trí, chức năng của tổ chức công đoàn đối với các DN. Nhìn chung các DN đều nhận thức đúng đắn và mong muốn thành lập tổ chức công đoàn ở đơn vị để vận động đoàn viên, người lao động (NLĐ) tích cực lao động sản xuất cũng như bảo vệ, chăm lo đời sống của các đoàn viên. Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Phát, Chủ tịch LĐLĐ huyện Dầu Tiếng, cho biết Ban Thường vụ LĐLĐ huyện luôn xác định công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS ngoài Nhà nước là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên. Thông qua tổ chức công đoàn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân lao động. Từ khi thực hiện chương trình đến nay, LĐLĐ huyện đã khảo sát 15 lượt DN, qua đó tiến hành phát triển 12 CĐCS (trong đó có 5 CĐCS trong DN ngoài khu vực Nhà nước). Hiện nay, LĐLĐ huyện đang quản lý 22 CĐCS trong DN ngoài khu vực Nhà nước với trên 2.600 lao động, trên 1.730 đoàn viên công đoàn. Theo ông Hồ Phát, sở dĩ công tác phát triển tổ chức công đoàn và đoàn viên trong các DN ngoài khu vực Nhà nước của huyện đạt được nhiều kết quả tốt là do NLĐ, chủ DN đã sớm nhận thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của tổ chức công đoàn. Bên cạnh đó, hoạt động công đoàn được quan tâm đổi mới bảo đảm sự hài hòa trong quan hệ lao động, từ đó thu hút NLĐ tham gia tổ chức công đoàn. Với phương châm “Nơi nào có công nhân, nơi đó có tổ chức công đoàn”, trong thời gian tới LĐLĐ huyện sẽ tiếp tục nâng cao năng lực của cán bộ công đoàn; đổi mới, đa dạng hóa hoạt động của CĐCS, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các DN đủ điều kiện thành lập tổ chức CĐCS, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh, xây dựng mối quan hệ hài hòa ổn định và tiến bộ trong DN, đem lại lợi ích thiết thực cho chủ DN và NLĐ. Nhằm thực hiện tốt công tác phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập CĐCS trong DN ngoài khu vực Nhà nước, thời gian tới, LĐLĐ huyện sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục sâu sát cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy công nhân làm đối tượng vận động; đồng thời chú trọng khảo sát các đơn vị chưa có tổ chức công đoàn để phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS. |