您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【tỷ số leverkusen hôm nay】Dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới 正文

【tỷ số leverkusen hôm nay】Dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới

时间:2025-01-26 01:05:40 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Doanh nghiệp kỳ vọng "cất cánh" trong năm 2024 Triển vọng kinh tế tích cực trong năm 2024 Doanh nghi tỷ số leverkusen hôm nay

Doanh nghiệp kỳ vọng "cất cánh" trong năm 2024 Triển vọng kinh tế tích cực trong năm 2024 Doanh nghiệp xuất khẩu chắt chiu cơ hội cho năm 2024
họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024.

Thông tin về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, các thành viên Chính phủ đã thống nhất nhận định, tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, hầu hết các lĩnh vực đạt kết quả tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023, tạo động lực mới, khí thế mới và đà phát triển thời gian tới.

Cụ thể là kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn được bảo đảm. Cả 3 khu vực nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đều phát triển tốt.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 2 đạt 50,4 điểm (tháng 1 đạt 50,3 điểm), thể hiện mức độ cải thiện của ngành sản xuất, trong đó cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 tháng tăng 18,6%, trong đó xuất khẩu tăng 19,2% (khu vực trong nước tăng 33,3%, cao hơn nhiều khu vực FDI (14,7%); nhập khẩu tăng 18%; xuất siêu 4,72 tỷ USD.

Cùng với đó, phát triển doanh nghiệp tiếp tục xu hướng tăng. Trong 2 tháng đầu năm có trên 22.100 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 12,4% và có 19.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 4,4%; nâng tổng số doanh nghiệp gia nhập thị trường lên hơn 41.000 doanh nghiệp, tăng 8,5% so với cùng kỳ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn cho biết, nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả chỉ đạo điều hành và triển vọng của kinh tế Việt Nam, trong đó Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới.

Theo đó, một trong những lý do khiến IMF tin tưởng về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam là nhờ nền tảng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có được từ trước thời kỳ đại dịch Covid-19 vẫn được duy trì trong năm 2024. IMF cho rằng tăng trưởng GDP năm 2025 của Việt Nam có thể leo lên mức 6,9%.

Mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ lên mức 6% vào năm 2024 khi thị trường bên ngoài phục hồi tốt hơn so với năm 2023. Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 6,3% vào năm 2024 và 7,0% vào năm 2025. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 sẽ là 5,5% và năm 2025 là 6%. WB cũng nhận định, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP thông tin, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu lên những hạn chế, tồn tại, khó khăn, thách thức, trong đó nổi lên là: Sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao; tình hình sản xuất kinh doanh rong một số lĩnh vực còn nhiều khó khăn; khó khăn, vướng mắc đối với thị trường bất động sản từng bước được xử lý nhưng còn chậm; nợ xấu có xu hướng tăng; mặt bằng lãi suất cho vay tuy đã giảm nhưng còn cao; an ninh, trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm, nhưng tại một số địa bàn còn diễn biến phức tạp…

Đúc kết và phân tích tình hình quốc tế, khu vực, trong nước sắp tới, Bộ trưởng Trần Văn Sơn cho rằng, cần chú trọng thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên cho tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công…

Đồng thời, tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh… với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, phát huy hơn nữa vai trò người đứng đầu, phấn đấu thực hiện đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.