88Point88Point

【kqbd metz】Lựa chọn lãnh đạo giỏi, chế độ tiền lương tương xứng với doanh nghiệp Nhà nước

Sáng 3/3,ựachọnlãnhđạogiỏichếđộtiềnlươngtươngxứngvớidoanhnghiệpNhànướkqbd metz tại cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với các doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu, nhiều kiến nghị liên quan đến tiền lương, cơ chế hoạt động để phát triển doanh nghiệp Nhà nước được các đại biểu đưa ra.

thutuong dn 459.jpeg
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Lưu Quang đồng chủ trì cuộc gặp mặt các doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu. Ảnh: Nhật Bắc

Chú trọng quản trị tài năng 

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, để phát triển đất nước nhanh và bền vững cần phải phát huy tối đa và tập trung mọi nguồn lực doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ cho đầu tư phát triển, nhất các công trình hạ tầng quan trọng quốc gia, đầu tư nắm bắt các công nghệ cốt lõi, phát triển các ngành, nghề và sản phẩm mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.

“Phải lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ quản lý doanh nghiệp Nhà nước có trình độ, kinh nghiệm quản lý giỏi; đồng thời, có chế độ tiền lương và lợi ích tương xứng với năng lực và kết quả quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Từ đó, ông đề nghị các bộ ngành, địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cắt giảm thủ tục hành chính.

Bên cạnh tiếp tục xây dựng thể chế, có các cơ chế, chính sách đặc thù để doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn thực hiện vai trò mở đường dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế…

Bộ KH&ĐT đang hoàn thiện trình Chính phủ ban hành nghị định về việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Việc này nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực mới nổi.

Với các doanh nghiệp Nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; đổi mới mô hình quản trị theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Song song là sắp xếp, tinh gọn bộ máy; nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế; tạo thế và lực cũng như cơ sở xây dựng định hướng phát triển, tầm nhìn chiến lược giai đoạn tiếp theo…

nguyenchidung 460.jpeg
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng

Ông Lê Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, năm 2024 Petrovietnam tập trung triển khai chiến lược phát triển nguồn nhân lực, chú trọng quản trị tài năng gắn với đề án tái tạo và nâng tầm văn hóa Petrovietnam.

Cùng với đó là đẩy mạnh chuyển đổi số; ứng dụng công nghệ và quản trị làm mới, nâng cao hiệu quả động lực truyền thống, bổ sung các động lực mới gắn với dịch chuyển mô hình kinh doanh phù hợp với xu hướng dịch chuyển năng lượng, chuyển đổi xanh.

Ngoài ra, Petrovietnam cũng quan tâm triển khai mạnh các phương thức quản trị mới: Quản trị biến động, quản trị chuỗi giá trị, quản trị hệ sinh thái trong và ngoài tập đoàn; quản trị danh mục đầu tư, tài chính, tập trung triển khai các dự án lớn, xử lý triệt để các dự án, doanh nghiệp khó khăn…

Không để thiếu điện trong mọi tình huống

Ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng thông tin, năm 2024, EVN quyết tâm bằng mọi nỗ lực, mọi giải pháp thực hiện các nhiệm vụ chính trị chủ chốt.

Trong đó, đặc biệt là đảm bảo đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6.5%, không để thiếu điện trong mọi tình huống như Thủ tướng đã chỉ đạo. 

EVN đã chuẩn bị kịch bản nhu cầu điện tăng trưởng cao (9,18% hoặc cao hơn), sản lượng điện toàn hệ thống có thể đạt 306,4 tỷ kWh (tăng 26 tỷ kWh so với năm 2023).

dnnhanuoc 461.jpeg
Lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước tại cuộc gặp mặt với Thường trực Chính phủ

Tập đoàn này cũng đẩy nhanh, tăng tốc các công trình đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện với khối lượng đầu tư 102 nghìn tỷ đồng (tăng 11 nghìn tỷ đồng so với năm 2023). 

Bên cạnh đó, EVN cũng phấn đấu cân bằng tài chính; bảo đảo việc làm đời sống người lao động; thực hiện các biện pháp quyết liệt, hiệu quả để nâng cao năng suất lao động; minh bạch hóa hoạt động, chống tham nhũng, tiêu cực, tăng trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, phục vụ tốt hơn cho khách hàng. 

Ông Đặng Hoàng An cũng cam kết tập trung sửa đổi nề nếp làm việc, sửa đổi, thay thế các quy chế, quy định quản lý nội bộ theo hướng tăng mạnh phân cấp, phân quyền, giao quyền gắn với trách nhiệm; tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức cán bộ, đảng viên, người lao động; trách nhiệm nêu gương, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu các cấp.

Ông Phạm Văn Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) kiến nghị xây dựng và ban hành mới nghị định về kinh doanh xăng dầu thay theo hướng nâng cao chất lượng của các đầu mối kinh doanh xăng dầu, qua việc nâng điều kiện làm thương nhân phân phối về kho cảng,…

Cùng với đó là quyết liệt áp dụng hóa đơn điện tử sau từng lần bán hàng; đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số trong kinh doanh xăng dầu; thực hiện kết nối trực tiếp dữ liệu từ các kho xăng dầu, cột bơm xăng dầu đến cơ quan hải quan, thuế; xác định rõ cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm về quản lý điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Đầu tư gần 30.000 tỷ đồng phủ sóng 5G toàn quốc

Ông Tào Đức Thắng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) cho rằng, năm 2024 có rất nhiều thuận lợi phía trước, cơ hội mở ra, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao. 

“Những chuyến công tác đối ngoại của Chính phủ, Thủ tướng, những đoàn đến Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài lớn cho thấy nhiều cơ hội đang ở phía trước”, ông Thắng dẫn chứng.

Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận bên cạnh những cơ hội sẽ có những thách thức. Để có tăng trưởng thì phải có đầu tư nên trong năm 2024 Viettel mạnh dạn đầu tư rất nhiều trong lĩnh vực hạ tầng, như hạ tầng giao thông, hạ tầng số… 

taoducthang 462.jpeg
Ông Tào Đức Thắng – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội

“Năm 2024 sẽ là năm chuyển đổi lớn khi mà tháng 9 này sẽ tắt sóng 2G, chỉ có sóng 4G và 5G. Năm nay chúng tôi sẽ triển khai 5G phủ sóng trên phạm vi toàn quốc”, ông Thắng cho hay.

Cụ thể, tập đoàn sẽ đầu tư gần 30.000 tỷ đồng để đẩy mạnh tần số bao gồm hệ thống kết nối đến các vùng sâu vùng xa.

Cùng đó là tăng cường hợp tác quốc tế, tập trung xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn để các doanh nghiệp lớn như Amazon, Microsoft có thể đặt những trung tâm dữ liệu lớn. Đồng thời, Viettel tập trung triển khai chuyển đổi số cho Chính phủ, doanh nghiệp, xã hội. 

Ông bày tỏ phấn khởi khi biết Chính phủ sẽ có một cơ chế rất quan trọng về việc mua sắm công nghệ thông tin tại bộ, ngành, tỉnh, thành phố dựa trên nguồn chi thường xuyên.

"Đây là thuận lợi lớn khi các doanh nghiệp số như chúng tôi tập trung cung cấp các giải pháp hiệu quả chuyển đổi số” Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel nói.

Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước cạnh tranh lành mạnh, không triệt tiêu lẫn nhau

Thủ tướng: Doanh nghiệp Nhà nước cạnh tranh lành mạnh, không triệt tiêu lẫn nhau

Thủ tướng lưu ý, các doanh nghiệp Nhà nước vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nhau phát triển chứ không triệt tiêu lẫn nhau.
赞(8)
未经允许不得转载:>88Point » 【kqbd metz】Lựa chọn lãnh đạo giỏi, chế độ tiền lương tương xứng với doanh nghiệp Nhà nước