Vẫn còn giấy phép con
Theo số liệu từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), mỗi năm Việt Nam đưa được hơn 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Riêng trong 10 tháng năm 2017, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 106.127 lao động, đạt 101,07% kế hoạch năm 2017 và bằng 107,84% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến nay, Bộ LĐ-TB&XH đã cấp giấy phép cho tổng số 345 DN hoạt động trong lĩnh vực XKLĐ; song cũng thu hồi giấy phép của 60 DN do vi phạm các quy định của Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Thực tế, hoạt động XKLĐ những năm gần đây đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, góp phần giảm nghèo cũng như tạo thêm cơ hội việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, thủ tục rườm rà, thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tồn tại là những những hạn chế làm giảm hiệu quả của hoạt động này.
Mặc dù hoạt động XKLĐ đã có những bước tiến đáng kể song Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cũng thừa nhận công tác này còn nhiều hạn chế, trong đó phải kể đến việc các doanh nghiệp XKLĐ tuy đông nhưng không mạnh. Cùng với đó, vẫn còn nhiều DN phản ánh vấn đề giấy phép con khi đến địa phương gây khó khăn trong tuyển dụng lao động.
Để xảy ra việc này, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rang, cần nhìn nhận ở cả hai phía, với địa phương là vấn đề quản trị lao động còn hạn chế, phía DN là chưa xây dựng được thương hiệu, năng lực yếu kém dẫn đến nhiều sai phạm. Do đó, các DN muốn phát triển thị trường thì cần nâng cao năng lực quản trị cũng như xây dựng uy tín, thương hiệu với người lao động.
Công khai, minh bạch hợp đồng lao động
Để lành mạnh hóa thị trường XKLĐ, theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, DN phải hết sức công khai, minh bạch về hợp đồng lao động như: địa điểm, thời gian làm việc, tiền lương và các loại phí cần thu. “Chúng ta có nhiều DN tốt nhưng cũng có những DN “quân tử không nhất ngôn”, lúc tư vấn bảo chi phí chỉ hết 30 triệu đồng nhưng dần dần cứ thu thêm thì người dân bức bách là rõ ràng” - ông Lợi nói.
“Tôi đi rất nhiều địa phương thấy người dân quá khổ, đã nghèo phải vay tiền đi xuất khẩu mà bị đuổi về. Những cái này DN phải giúp người lao động. Quan trọng nhất là phải tư vấn, đào tạo ngoại ngữ cho đủ độ. Chúng tôi đi sang kiểm tra tại Hàn Quốc, Nhật Bản thấy, các chủ DN đều nói lao động Việt Nam không đề xuất do không biết tiếng, nếu như nâng thêm 5% tiền lương cũng là vấn đề chấp nhận được nếu yêu cầu” - ông Lợi khẳng định.
Từ thực tế này đòi hỏi các DN dịch vụ không chỉ cần đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng mà còn cần tập huấn cho người lao động cả văn hóa, phong tục tập quán để hòa nhập với môi trường nước sở tại, vì người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng góp phần quảng bá hình ảnh của đất nước.
“Tôi phải nhấn mạnh với DN và người lao động rằng XKLĐ là cần thiết để phát triển kinh tế nhưng không phải bằng mọi giá, vì điều này không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn cả về mặt văn hóa, xã hội" - ông Lợi khẳng định.
Hơn hết, ông Lợi cho rằng phải cố gắng cải cách thủ tục hành chính làm sao cơ chế thật thông thoáng và cụ thể, vì hiện nay có quá nhiều văn bản, thông tư gây khó khăn cho DN và người lao động.
Cuối cùng chính quyền phải coi XKLĐ như một giải pháp để tăng trưởng kinh tế, song không đánh đổi kinh tế để gây tổn hại cho người lao động./.
Mai Đan
顶: 2465踩: 45594
【kết quả các】Minh bạch hóa thị trường xuất khẩu lao động
人参与 | 时间:2025-01-10 11:33:55
相关文章
- Chủ động, khẩn trương triển khai thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
- Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam
- Thi công 3 ca liên tục đẩy nhanh tiến độ làm sân bay Long Thành
- Đánh thức di sản
- Thắng Thái Lan 3
- Chủ tịch nước: Thanh niên làm việc gì cũng phải kiên trì, say mê
- Phó chủ tịch UBND tỉnh được chỉ định làm Bí thư Thành ủy Thái Nguyên
- Tổng Bí thư chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo TƯ về chống tham nhũng
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- Sửa luật đi vào cuộc sống, tránh 13 năm chưa đấu giá được tần số nào
评论专区