当前位置:首页 > Thể thao

【man city vs liverpool hôm nay】Gương sáng vì cộng đồng

Báo Cà Mau(CMO) Là những người cao tuổi, thay vì nghỉ ngơi an hưởng cuộc sống bên gia đình, họ lại sẵn sàng góp sức vào công tác phòng, chống dịch tại địa phương khi “giặc” Covid-19 bùng phát. Tham gia tổ Covid cộng đồng, trực chốt phong toả, ủng hộ con cháu làm tình nguyện viên, thể hiện tấm lòng sẻ chia, động viên lực lượng tuyến đầu… Họ xứng đáng là những tấm gương sáng giàu nghĩa nhân để con cháu và cộng đồng xã hội noi theo.

Quên mệt nhọc vì việc chung

Theo chân tổ test nhanh Covid-19 trong cộng đồng trên địa bàn ấp Nhà Máy A (xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời) từ sáng sớm đến quá ngọ mới xong công việc. Thực hiện nhiệm vụ này gồm 4 người, trong đó có sự góp sức của 2 thành viên cao tuổi. Ðể công việc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, ông Nguyễn Hoàng Hiểu (63 tuổi), Tổ trưởng Tổ Covid-19 cộng đồng của ấp luôn đi trước, gõ cửa từng nhà tuyên truyền, vận động để bà con hiểu rõ mục đích test nhanh toàn dân nhằm sàng lọc, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng mà chung lòng thực hiện. Ðồng thời, ông Hiểu nắm rõ nhóm đối tượng được hỗ trợ kinh phí (hộ nghèo, hộ cận nghèo và bảo trợ xã hội), giúp lực lượng làm nhiệm vụ dễ dàng thống kê.

Ông Hiểu là cán bộ hưu trí, gia đình kinh doanh mua bán tại chợ Nhà Máy (chợ trung tâm xã), được bà con rất tín nhiệm. Mấy tháng nay góp sức cùng địa phương phòng chống dịch, ông Hiểu không ngại khó tận tình hướng dẫn các tiểu thương kinh doanh đảm bảo an toàn, người dân thực hiện tốt nguyên tắc 5K.

Ông Hiểu chia sẻ: “Tuy địa phương chưa phát hiện ca nhiễm, nhưng người dân rất lo sợ, cứ gọi điện thoại hỏi tôi về tình hình dịch bệnh. Tôi giải thích rằng đây là cuộc chiến để bảo vệ bản thân mình nên mỗi người, mỗi nhà phải tự bảo vệ sức khoẻ, đi ra đường khi thật sự cần thiết, để tránh nguồn lây từ người khác”.

Ông Nguyễn Hoàng Hiểu (thứ hai từ phải sang), Tổ trưởng Tổ Covid-19 cộng đồng ấp Nhà Máy A, tham gia cùng lực lượng test nhanh Covid.

Ngoài tuổi 60 ít nhiều cũng có bệnh trong người nhưng người cao tuổi khắp nơi trong tỉnh không cho phép mình đứng ngoài cuộc khi cả xã hội đang nỗ lực đẩy lùi đại dịch. Thời điểm Khóm 2, Phường 5 (TP Cà Mau) thiết lập khu vực phong toả, được giới hạn bởi 4 chốt, ông Nguyễn Văn Tấn (67 tuổi) được huy động trực chốt cùng lực lượng công an, dân quân tự vệ… Ông Tấn là Tổ trưởng Tổ bảo vệ dân phố Khóm 3. Nhà ông cách nhà tôi không xa, tôi biết ông phải thuốc thang hàng ngày vì bệnh thoát vị đĩa đệm, vậy mà vẫn không từ chối nhiệm vụ.

Khu cách ly y tế có gần 500 hộ, ông Tấn cùng mọi người hướng dẫn, kiểm tra, giải đáp thắc mắc của người dân; kiểm soát việc cung cấp hàng hoá, thực phẩm cho người dân bên trong… liên tục xoay vòng bất kể thời tiết, ngày đêm. Trực chốt cực nhất là mỗi khi trời mưa, gió lớn, các rạp che nắng mưa của các chốt phong toả lung lay, rất dễ sập đổ. Thành viên của các chốt trực phải nhanh chóng ngắt điện, cùng nhau gia cố chân rạp, không để sập đổ, ảnh hưởng việc kiểm soát tại chốt.

Ông Tấn bộc bạch: “Biết nguy cơ lây nhiễm cao, nhưng ai cũng sợ thì sao có người làm? Mỗi người góp chút công sức, tôi tin dịch sẽ sớm được đẩy lùi, dân mình sẽ ổn định lại cuộc sống”.

Có hôm nửa khuya thấy ông Tấn lọ mọ dẫn xe vô nhà, mình mẩy ướt loi ngoi, vẫn vui vẻ khoe trái bầu, bó cải… của bà con mang tặng, thật ấm lòng.

Sẻ chia, động viên tuyến đầu

Trong cuộc chiến Covid-19, người cao tuổi trở thành hậu phương vững chắc với biết bao câu chuyện thấm đẫm tình người. Không chỉ nêu gương sáng trong việc chấp hành, vận động người thân và người dân xung quanh tuân thủ phòng, chống dịch; quán xuyến gia đình, trông nom các cháu để con cái yên tâm công tác; mà còn góp tiền, góp sức gói bánh, nấu cơm chia sẻ, động viên tuyến đầu.

Hay tin nhà chùa vận động phật tử gói bánh tét tặng các chốt kiểm soát, mới 3 giờ sáng là ông Quách Văn Hưởng, 73 tuổi ở ấp Ðường Ðào (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) cùng vợ đến chùa, phụ giúp làm nhân, gói bánh, luộc bánh, đến tối mịt mới trở về nhà. Ðau lưng, mỏi mệt nhưng ông bà thấy vui trong lòng vì được góp công sức phòng, chống dịch.

Người cao tuổi xã Hồ Thị Kỷ tham gia gói bánh tét động viên lực lượng chốt kiểm soát.

Những năm kháng chiến, ông Hưởng cùng các sư, phật tử bảo vệ, che chở cán bộ cách mạng tại chùa Rạch Giồng, đến năm 1979 tình nguyện tham gia giúp nước bạn Campuchia. Tuổi cao nhưng người cựu chiến binh này luôn nhiệt huyết qua các phong trào thi đua ở địa phương. Người nhễ nhại mồ hôi bên bếp lửa, ông Hưởng chia sẻ: “Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dân tộc ta luôn đoàn kết chiến thắng, từ giặc ngoại xâm đến đẩy lùi giặc đói, giặc dốt và nay là dịch bệnh. Tôi thấy cán bộ vất vả ngày đêm nên khuyên người thân có gì góp nấy, tích tiểu thành đại, chúng ta sẽ chiến thắng dịch Covid-19”.

Suốt mấy tháng nay, cứ mỗi chiều thứ Bảy hàng tuần, các thành viên trong gia đình bà Hà Cẩm Tú, 63 tuổi (thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn) lại tất bật trong gian bếp, mỗi người một việc để chuẩn bị những suất ăn nóng hổi, gửi tặng lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch. Nhà bà Tú bán quán ăn sáng, nên thường xuyên đổi món cơm, bún, bánh lọt… để mọi người đỡ ngán. Tầm 20 giờ là hoàn tất khoảng 70 suất ăn, được con bà và mạnh thường quân chở đến các chốt từ Ðầm Cùng đến thị trấn Cái Nước. Những suất ăn này do mạnh thường quân Khóm 2 và gia đình bà Tú phối hợp thực hiện. Lúc nào đủ nguồn vận động, gia đình bà Tú nấu tăng suất gửi đến các chốt xã, lực lượng y tế, tình nguyện viên…

Không ít người cao tuổi quên mệt nhọc chăm bẳm ruộng vườn, chắt chiu từng con cá, cọng rau gửi đến khu phong toả, cách ly tập trung, các bếp ăn nghĩa tình… thêm nguồn động viên để các lực lượng yên tâm thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo phòng, chống dịch bệnh một cách tốt nhất.

Người cao tuổi Cà Mau nêu gương sáng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 bằng bao việc làm thiết thực. Những cây cao bóng cả ấy là minh chứng sống động nhất cho sức mạnh của “thế trận lòng dân” đồng lòng, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh./.

 

Mộng Thường

 

分享到: