Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán việc quản lý,ệulựckiểmtoánchưacaoxửlýtráchnhiệmchưanghiêban xep hang nhat anh sử dụng tài chínhcông, tài sản công và các hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công |
Báo cáo nêu, “Hiệu lực kiểm toán chưa cao, việc thực hiện kiến nghị kiểm toán, nhất là việc xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân sai phạm chưa đầy đủ, kịp thời và nghiêm minh”.
Thực hiện kiến nghị xử lý tài chính đạt 73,6%
Nhiệm kỳ 2016-2020, KTNN đã thực hiện tổng cộng 1.032 cuộc kiểm toán, trong đó có 948 cuộc theo kế hoạch và 84 cuộc thực hiện theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả, theo Tổng KTNN, ông Hồ Đức Phớc, đã kiến nghị xử lý tài chính 353.733 tỷ đồng, tăng 3,5 lần so với giai đoạn 2011-2015 (101.037 tỷ đồng). Trong đó, tăng thu ngân sách nhà nước 63.449 tỷ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước 91.113 tỷ đồng và kiến nghị khác 199.171 tỷ đồng.
Ngoài ra, cơ quan kiểm toán tối cao đã chuyển 20 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan Cảnh sát điều tra để điều tra làm rõ và xử lý, tăng 9 vụ so với giai đoạn 2011-2015, trong đó có những vụ được đại biểu Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội đặc biệt quan tâm như tại Công ty cổ phần DAP số 2 (thuộc Vinachem), Ban quản lý Dự áncông trình Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Công ty TNHH Nhôm Toàn Cầu, Công ty Dệt 19/5 Hà Nội... không kể vụ Dự án Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám công suất 560.000 tấn ure/năm và Dự án Nhà máy sản xuất Ethanol Bình Phước đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xử lý.
Trong 5 năm qua, KTNN đã cung cấp 498 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và các tài liệu liên quan cho cơ quan hữu quan, tăng gần 5 lần so với nhiệm kỳ trước để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát, trong đó, cung cấp cho Ủy ban Kiểm tra Trung ương 250 hồ sơ; Cơ quan cảnh sát điều tra 72 hồ sơ.
“Ngoài ra, KTNN đã kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ 786 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý sai quy định hoặc không phù hợp kịp thời khắc phục “lỗ hổng” về cơ chế, chính sách, tránh thất thoát, lãng phí, siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, tăng 118% so với nhiệm kỳ trước; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với nhiều tập thể, cá nhân có sai phạm”, ông Phớc cho biết.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ 2016-2020, số kiến nghị về xử lý tài chính của KTNN được các đơn vị thực hiện chỉ đạt 73,6% (237.578 tỷ đồng). Nguyên nhân theo ông Phớc là do hiệu lực kiểm toán chưa cao, việc thực hiện kiến nghị, nhất là việc xử lý trách nhiệm tổ chức, cá nhân sai phạm chưa đầy đủ, kịp thời và nghiêm minh; công tác phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng tốt nhưng đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn hạn chế cần khắc phục.
Kiểm toán doanh nghiệpcó vốn nhà nước dưới 50%
Mặc dù cho rằng, tỷ lệ thực hiện kiến nghị xử lý tài chính giai đoạn 2016-2020 có tiến bộ, cao hơn so với giai đoạn trước, nhưng theo Chủ nhiệm Ủy ban Ủy ban Tài chính - ngân sách của Quốc hội, ông Nguyễn Đức Hải thì tỷ lệ này vẫn thấp, thậm chí rất nhiều kiến nghị của cơ quan kiểm toán tối cao không được thực hiện, vì vậy KTNN cần báo cáo rõ hơn vướng mắc, nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến tỷ lệ thực hiện kiến nghị, kết luận chưa cao và đề xuất giải pháp cụ thể để xử lý triệt để.
“Trường hợp cần thiết cần tổng hợp danh sách các đơn vị không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời, đề xuất phương án xử lý để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thậm chí là Quốc hội để xử lý”, ông Hải đề xuất.
Liên quan đến kiến nghị xử lý tài chính 353.733 tỷ đồng, theo ông Hải phải phân tích rõ hơn giải pháp, yếu tố tác động, mối liên hệ với việc chấn chỉnh kỷ luật tài chính, ngân sách của quốc gia để đạt được kết quả kiến nghị xử lý tài chính bằng 3,5 lần so với nhiệm kỳ trước. “Nhưng phải tránh hiểu lầm kiến nghị kiểm toán tăng đồng nghĩa với kỷ luật tài chính, ngân sách đi xuống”, ông Hải nhấn mạnh.
Năm 2021, KTNN sẽ tổ chức thực hiện 181 cuộc kiểm toán (không tính các cuộc kiểm toán bổ sung theo yêu cẩu của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội) tăng 23 cuộc so với năm 2020. Trong đó tập trung vào 35 đầu mối được dư luận quan tâm như Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020; Dự án thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất; Dự án đường ống Nam Côn Sơn 2; Dự án giải quyết ngập do triều cường ở TP.HCM…
Việc tập trung kiểm toán đầu tưcác dự án có quy mô lớn, theo ông Phớc, nhằm đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn gắn với kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020 và kế hoạch vay, trả nợ công.
Cũng trong năm nay, KTNN đã có kế hoạch kiểm toán hàng loạt tập đoàn, tổng công ty như Petrolimex, Vinachem, VNPT, VRG, PVgas, Mobifone, SCIC,Vinasteel, ACV, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam... Đặc biệt, năm nay, lần đầu tiên KTNN thực hiện kiểm toán doanh nghiệp có vốn nhà nước dưới 50% (Công ty cổ phần PVI, Ngân hàngTMCP PG Bank, Bảo hiểm Petrolimex). Vì vậy, theo ông Nguyễn Đức Hải cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực, quy trình, hướng dẫn kiểm toán để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm toán các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán, ông Phớc cho biết, năm 2021 sẽ tăng cường kiểm tra việc chỉ đạo, điều hành của trưởng đoàn kiểm toán đối với các tổ kiểm toán theo đúng mục tiêu, trọng yếu, nội dung và phạm vi kiểm toán đã được phê duyệt; đảm bảo đúng trọng tâm, mục tiêu, nội dung kiểm toán đã được duyệt. “Nghiêm cấm việc lợi dụng kiểm tra dự án đầu tư, đối chiếu thuế để hạch sách, vòi vĩnh, tiêu cực với đơn vị thông qua việc giới hạn số lượng mẫu chọn; nghiêm cấm việc bỏ sót, cố tình làm sai lệch hoặc phản ánh không đầy đủ kết quả kiểm toán”, ông Phớc nhấn mạnh.